Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lý do Hà Nội chậm mở rộng cho thuê vỉa hè

Các điểm được quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cấp phép sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo mỹ quan.

Điểm kinh doanh cà phê nằm sát tòa nhà số 30A Lý Thường Kiệt, phần vỉa hè dành cho người đi bộ vẫn được đảm bảo. Ảnh: Nguyễn Hải.

Người thuê cũng phấn khởi

Năm 2021, thành phố Hà Nội chấp thuận cho UBND quận Hoàn Kiếm cấp phép sử dụng tạm thời hè phố tại 4 vị trí để kinh doanh (các mặt hàng chủ yếu là cà phê, giải khát, đồ ăn nhanh…). Bốn vị trí vỉa hè này nằm tại số 94 Lý Thường Kiệt, 30A Lý Thường Kiệt, 11 Lê Phụng Hiểu và 15 Ngô Quyền. Thời gian cấp phép sử dụng tạm thời hè phố là 6 tháng/lần với giá 45.000 đồng/m2/tháng.

Ghi nhận của phóng viên cho thấy, 4 vị trí được cấp phép sử dụng tạm thời là hè phố trước mặt các khách sạn, nhà hàng lớn. Các nơi này có vị trí trung tâm, mặt tiền rộng, thoáng. Vỉa hè tại số 94 Lý Thường Kiệt được người thuê sử dụng bán cà phê và đồ ăn nhanh. Vỉa hè ở đây được kê 4 bộ bàn ghế gọn gàng, ngăn nắp. Một phần diện tích vỉa hè ở đây được sử dụng làm điểm đỗ xe máy. Dưới lòng đường là một hàng ô tô đỗ sát mép vỉa hè.

Vỉa hè trước nhà số 30A Lý Thường Kiệt nằm ngay gần ngã tư giao với đường Hàng Bài cũng được sử dụng làm điểm bán cà phê khá sạch sẽ. Đá lát vỉa hè tại khu vực này được lát lại theo kiến trúc đồng bộ của tòa nhà.

Vỉa hè số 15 Ngô Quyền, trước mặt khách sạn Khách sạn Sofitel Metropole, được sử dụng để kinh doanh cà phê và đồ ăn nhanh. Bàn ghế tại đây khá sang trọng, lịch sự, thu hút nhiều du khách nước ngoài sử dụng dịch vụ. Vỉa hè vẫn còn phần đường dành cho người đi bộ. Tuy nhiên, khu vực lòng đường tại đây dù có biển cấm đỗ xe nhưng ô tô vẫn dừng đỗ chiếm dụng một phần lòng đường.

Anh Lương Đức Anh, quản lý một cửa hàng kinh doanh cà phê ở quận Hoàn Kiếm, chia sẻ, cửa hàng anh mong đợi được thuê sử dụng vỉa hè để đảm bảo kinh doanh. Hơn nữa, với vỉa hè được cho phép thuê, người quản lý dễ dàng quản lý, hạn chế tình trạng lộn xộn như hiện nay. “Nhiều khách hàng thích ngồi uống cà phê ngoài vỉa hè hơn là trong quán. Đây cũng là một phần văn hoá của người Việt Nam. Nếu đề án cho thuê được thực hiện, diện tích kinh doanh của quán sẽ được tăng lên, sẽ mang lại kinh tế cho quán”, anh Đức Anh chia sẻ.

Anh Đỗ Đức Giang, một chủ kinh doanh cà phê tại quận Hoàn Kiếm, cho rằng, việc cho thuê vỉa hè sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế, đặc biệt là địa bàn có hoạt động du lịch sôi động như quận Hoàn Kiếm. Anh Giang cho rằng, mức giá cho thuê 45.000 đồng/m2/tháng hiện nay tại quận trung tâm như Hoàn Kiếm là quá rẻ vì mức giá thuê mặt bằng theo thị trường tại quận Hoàn Kiếm có nơi lên đến 1-2 triệu đồng/m2.

Cho thuê để tránh lộn xộn, thất thoát nguồn thu

Quận Hoàn Kiếm đang đề xuất cho thuê thêm 15 vị trí trên 5 tuyến phố trong không gian đi bộ (gồm Đinh Tiên Hoàng, Hàng Khay, Hàng Bài, Nguyễn Xí, Lê Thái Tổ) trong khung giờ hoạt động của không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận và 21 vị trí trên 5 tuyến phố ngoài không gian đi bộ (gồm Lý Thường Kiệt, Phan Chu Trinh, Bà Triệu, Lê Phụng Hiểu, Ngô Quyền).

Ghi nhận của phóng viên, mặc dù khu vực vỉa hè các vị trí nói trên nhiều điểm đảm bảo về diện tích, nhưng tình trạng lấn chiếm để kinh doanh vẫn đang diễn ra. Trên nhiều tuyến phố, hàng rong, quán trà đá, cửa hàng kinh doanh, bãi đỗ xe gần như chiếm hết vỉa hè.

Các điểm được quận Hoàn Kiếm, Hà Nội cấp phép sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh gọn gàng, sạch sẽ, đảm bảo mỹ quan.

Trên phố Hàng Khay, người đi bộ phải len lỏi khi trên vỉa hè, có lúc phải đi xuống lòng đường vì bị bàn ghế chắn gần hết lối đi. Các gánh hàng rong cũng đứng dọc tuyến phố này, có chỗ người bán tràn xuống lòng đường. Hay trên phố Đinh Tiên Hoàng, ban ngày, các xe hàng rong, quầy bán đồ ăn vặt, đồ chơi nhan nhản dọc theo tuyến phố. Cứ xe của lực lượng chức năng đến thì họ di chuyển. Khi xe qua, đồ đạc, hàng quán lại tái chiếm vị trí cũ. Tối đến, tình hình vi phạm trật tự đô thị còn diễn ra nhức nhối hơn. Ô tô đồ chơi, xe điện cân bằng được bày ra cả giữa đường đi để mời chào khách thuê.

Những ngày qua, ghi nhận tại nhiều tuyến phố khác như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Buồm, Hàng Gai, Hàng Cót, Hàng Mã, Cầu Gỗ…, tình trạng lấn chiếm vỉa hè để kinh doanh vẫn xảy ra. Vỉa hè các tuyến phố này được sử dụng để đỗ xe, bày bán hàng, người dân, du khách đều phải di chuyển dưới lòng đường. Có nơi, như vỉa hè phố Hàng Bài, Hai Bà Trưng, một số vị trí được sử dụng để trông giữ xe.

Ông Nguyễn Thế Đậu (người dân phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm) ủng hộ việc cho thuê vỉa hè phù hợp với sự phát triển của xã hội giống như Pháp, Mỹ, Hàn Quốc… đã làm. Tuy nhiên, ông Đậu cho rằng, cần xem xét và chỉ áp dụng trên một số tuyến phố đáp ứng được về diện tích, phải đảm bảo được phần vỉa hè cho người đi bộ. Ông Cao Đức Hậu (người dân phố Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm) cho rằng, trên một số tuyến phố cổ có vỉa hè nhỏ, hẹp không thể cho thuê vỉa hè để kinh doanh nhưng có chỗ rộng có thể cho thuê nhưng phải đảm bảo trật tự, vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và kinh doanh đúng phạm vi cho phép. “Về công tác quản lý nhà nước, cần áp dụng quy định cụ thể để các hàng quán không lấn chiếm. Đồng thời, lực lượng chức năng phải giám sát, thường xuyên kiểm tra, xử lý thật nghiêm nếu không sẽ lại tái diễn tình trạng lộn xộn như trước đây”, ông Đậu nêu ý kiến.

Đường được thuê vỉa hè nhiều nhất TP.HCM sau hai tuần

Hai tuần thí điểm thu phí sử dụng tạm thời một phần vỉa hè, quận trung tâm TP.HCM tiếp nhận 180 trường hợp người dân đăng ký thuê, kinh phí dự kiến thu gần 750 triệu đồng.

Giải cứu cô gái người Anh rơi xuống hố thi công cáp ngầm ở Hà Nội

Cô gái người Anh ngã xuống hố thi công đường dây cáp sâu khoảng 2m, bị thương ở chân, khi đang đi bộ trên vỉa hè đường Xuân Diệu (quận Tây Hồ, Hà Nội).

Vì sao máy khoan đục 'băm nát' vỉa hè phố Bạch Mai?

Theo lý giải của Công ty Nước sạch Hà Nội, đơn vị đang triển khai công tác sửa chữa, thay thế cho các tuyến ống cũ đang bị rò rỉ không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trên tuyến phố này.

Những cuốn sách hay về đô thị Hà Nội

Hà Nội chuyện xưa phố cũ gồm 39 đoản văn biên khảo về các hoạt động ở Hà Nội giữa thế kỷ XX trở về trước, từ chuyện phố xá, quy hoạch, đến chuyện ăn, chuyện mặc,... của người Hà thành.

Mùa đi qua phố - bạn đọc sẽ rung động theo những cảm nhận riêng, đôi khi rất khác nhau về Hà Nội trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông.

https://tienphong.vn/ly-do-ha-noi-cham-mo-rong-cho-thue-via-he-post1641605.tpo

Long Vân - Nguyễn Hải/Tiền Phong

Bạn có thể quan tâm