Những người theo đuổi lối sống “healthy và balance” chưa bao giờ cảm thấy nấu ăn là áp lực. Việc tìm công thức mới, lên thực đơn, tìm mua nguyên liệu luôn khiến họ cảm thấy vui vẻ. Tuy nhiên với những bạn trẻ ít khi vào bếp, công việc này lại không mấy thú vị. Thay vào đó, họ chọn xu hướng nấu ăn tối giản nhưng vẫn đảm bảo dinh dưỡng cần thiết. Bạn là ai trong 5 bạn trẻ dưới đây?
'Tính calo trong khẩu phần ăn'
Yến Nhi (1996) - Fashion director
Tôi duy trì thói quen nấu ăn mỗi ngày từ khi còn là sinh viên. Khi ở nhà nhiều hơn, tôi có thời gian chăm chút từng bữa ăn, biết cách tính toán lượng calo trong mỗi bữa. Hiểu rõ lượng calo trong thức ăn và nhu cầu tiêu thụ năng lượng của cơ thể là cách để mọi người đạt được cân nặng và vóc dáng như mong muốn. Sau hơn 1 tháng áp dụng, tôi cảm nhận rõ bản thân khoẻ hơn. Vì vậy, tôi sẽ duy trì lâu dài thói quen này.
Ngoài thời trang và nấu ăn, tôi còn có niềm đam mê với cà phê. Trước đây, tôi thường mua cà phê gần công ty. Nhưng từ khi quán yêu thích phải đóng cửa vì giãn cách, tôi quyết định tự pha thức uống này. Tôi không có công thức nhất định, chỉ pha theo cảm tính. Thỉnh thoảng, tôi cũng “nổi hứng” làm cà phê kem béo thay vì cà phê sữa truyền thống như mọi khi.
'Có gì nấu đó'
Minh Vương (1995) - Director of photography
Trước đây, vợ chồng tôi ăn ngoài nhiều, thi thoảng mới nấu ăn vì công việc của cả hai đều bận rộn. Ngày TP.HCM giãn cách cũng là lúc vợ chồng tôi tạm dừng công việc hiện tại vì tính chất không thể “work from home”. Thay vào đó, cả hai có nhiều thời gian hơn cho việc nấu nướng.
Những ngày đầu giãn cách, rau củ là nhóm thực phẩm khó tìm mua nhất. Nếu biết trước như vậy, tôi đã mua thêm hạt giống để tự “canh tác” tại nhà, vừa đảm bảo an toàn vừa chủ động hơn trong việc ăn uống. Gia đình tôi cũng không mua được mắm ruốc, bột năng, bột gạo, phở khô… Với nguồn nguyên liệu hạn chế tích trữ được, cả hai đặt tiêu chí “có gì nấu đó” lên hàng đầu. Bữa ăn ngày giãn cách có phần đơn giản hơn nhưng vẫn đầy đủ.
Tình hình dịch bệnh kéo dài ít nhiều ảnh hưởng đến tâm trạng của hai vợ chồng. Tuy nhiên, cả hai vẫn luôn giữ tinh thần tích cực, nâng cao sức khỏe để bảo vệ bản thân.
'Áp lực với việc nấu ăn'
Ngọc Kim (1991) - Content specialist
Khác với nhiều người, tôi không mấy khó khăn khi phải làm việc ở nhà. Thay vào đó, tôi áp lực chuyện nấu nướng. Khi thời gian ở nhà nhiều hơn, tôi phải vừa làm việc, vừa nghĩ hôm nay ăn gì để kịp rã đông thực phẩm. Điều này khiến tôi mất nhiều năng lượng hơn mình tưởng. Từ một người khá tỉ mẩn trong từng bước chế biến, giờ đây tôi ưu tiên những món đơn giản, ít công đoạn.
Đó là lý do tôi trữ khá nhiều đồ ăn chế biến sẵn như bộ 7 bữa sáng Chin-Su tiện lợi. Không cần “đau đầu” nghĩ xem sáng nay ăn gì, tôi có thể chọn một món bất kỳ như bánh đa cua với cua đồng và cà chua thật; hủ tiếu Nam Vang có trứng cút và thịt bằm; cháo sườn thêm hạt sen, cà rốt, đậu xanh cà vỏ; miến có gà xé với măng khô…
Cũng trong đợt dịch này, tôi rèn luyện được thói quen mới là ghi chú lại tình trạng thông tin sức khỏe của gia đình. Điều này hình thành sau khi gia đình tôi có người là F0. Suốt quá trình điều trị tại nhà, tôi không thể ở gần nên mọi thứ phải trao đổi online. Lúc này, tôi mới nhận ra việc chuẩn bị thông tin sức khoẻ như tiền sử bệnh lý, tình trạng hiện tại, các chỉ số huyết áp, nhiệt độ… rất quan trọng, càng chi tiết thì bác sĩ càng dễ nắm tình hình.
'Tích trữ thực phẩm nhưng đừng quên gia vị'
Thanh Tâm (1994) - Designer
Trước giai đoạn siết chặt giãn cách, gia đình tôi được cho khá nhiều thực phẩm, đặc biệt là khoai lang. Vì vậy, tôi nghiên cứu nhiều món mới để không lãng phí thực phẩm. Vì nhà có ba chị em gái nên chúng tôi thường xuyên làm đồ ăn vặt ăn như chè khúc bạch, trà sữa…
Tôi thấy mọi người thường tích trữ thực phẩm nhưng lại quên để ý gia vị. Mọi người nên chuẩn bị sẵn để không lâm vào cảnh “dở khóc dở cười” khi muốn ăn ngon nhưng hết gia vị cần thiết. Đợt này, tôi sắm được đầy đủ gia vị của Chin-Su như hạt nêm tôm thịt, nước mắm cá cơm biển Đông, nước tương nấm Shiitake… Nhờ đó, tôi không chỉ tiết kiệm thời gian nấu nướng mà còn có món ngon như mẹ làm.
‘Biết tiết kiệm lương thực và tài chính’
Huỳnh Huy (1997) - Content marketing
Chuỗi ngày giãn cách là thời gian tôi học nhiều thứ hơn. Để rèn luyện lối sống “healthy và balance”, tôi bắt đầu tập luyện theo các bài hướng dẫn trên YouTube, tính toán dinh dưỡng và lượng calo mỗi bữa ăn.
Điều khó khăn nhất với tôi trong thời dịch là thay đổi thực đơn dựa trên những gì có sẵn trong tủ lạnh. Những thực phẩm theo chế độ eat clean thường khó mua hơn. Canh không hành, rau xào “tả pí lù” là tình trạng quen thuộc của tôi những ngày gần đây. Tuy nhiên từ đợt dịch này, tôi lại biết tiết kiệm lương thực và tài chính hơn.
Zing News và Chin-Su đồng hành thực hiện chương trình "Món ngon trọn vị, ở nhà vẫn vui", nhằm mang đến cho độc giả các công thức nấu ăn mới lạ, khuyến khích mọi người cùng vào bếp và có nhiều khoảnh khắc vui vẻ bên người thân. Bên cạnh đó là những câu chuyện gia đình trong mùa giãn cách lan tỏa tinh thần lạc quan và tích cực cho mọi người.
Bình luận