Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lưỡi dao vô hình trong kinh doanh

Trong kinh doanh, cần tỉnh táo để phát hiện sự gian lận. Có rất nhiều trò gian lận tinh vi, được ngụy trang kỹ càng. Bởi vậy, bước vào thương trường cần có đôi mắt tinh tường.

Tu duy chien luoc anh 1

Cần có cái nhìn nhạy bén, khả năng phân tích sắc sảo để phát hiện ra những gian lận trong kinh doanh. Ảnh: K.T.

Những người nhận ra mình bị rơi vào thế tiến thoái lưỡng nan (nghịch cảnh) sẽ tìm cách để thoát khỏi hoàn cảnh nghặt nghèo đó và đạt được một thỏa thuận hợp tác mà đôi bên đều muốn có.

Nhưng có những kẻ lại muốn thấy người khác mắc kẹt trong nghịch cảnh. Chẳng hạn, người mua sẽ có lợi khi giá cả ở mức thấp. Trong kinh doanh người ta sẽ phải ngǎn cản các công ty trong cùng một ngành thông đồng với nhau. Trong trường hợp này, xã hội muốn gây trở ngại cho những cố gắng của ngành đó nhằm giải quyết thế khó của thị trường và luật chống độc quyền chính là một phần trong nỗ lực đó.

Trong bất kỳ trnờng hợp nào, dù chúng ta tìm kiếm "sự thông đồng" hay chống lại nó, trước hết chúng ta cần tìm hiểu vấn đề, nghĩ ra cách ứng phó để bản thân không rơi vào nghịch cảnh. Sau đó, chúng ta mới tìm ra phương thức xử lý phù hợp, dựa trên việc xem xét tình hình cụ thể.

Vấn đề mấu chốt ở đây là động cơ của những người thực hiện hành vi gian lận, họ làm vậy vì mục đích gì. Do vậy câu hỏi trọng tâm ở đây là làm thế nào để phát hiện được những gian lận này? Trừng phạt các hành vi gian lận ra sao để người thực hiện chúng cảm thấy sợ và không dám tái phạm nữa. Đó là điều đáng bàn!

Khi thực hiện một thỏa thuận cần phải tìm ra các cách phát hiện hành vi gian lận và nếu điều đó xảy ra thì xác minh xem ai đã gian lận. Dưới đây là một ví dụ về việc gian lận trong kinh doanh.

Iraq và Iran cùng hợp tác sản xuất dầu, mức giá sẽ là 25 USD chỉ khi hai nước hợp tác và sản xuất ở mức 2 triệu thùng/ngày; bất kỳ một mức giá nào dưới 25 USD cũng là dấu hiệu chứng tỏ gian lận. Trên thực tế vấn đề phức tạp hơn.

Mức giá có thể thấp hơn vì nhu cầu giảm hoặc vì nhà sản xuất gian lận. Trước khi thỏa thuận đôi bên có khả nǎng tách riêng các yếu tố ảnh hưởng này để xác định sự thật. Hai bên thể sai lầm trong phán đoán, nghi ngờ có gian lận và đưa ra các biện pháp trừng phạt, trong khi trên thực tế không có ai gian lận hoặc chỉ là có sai sót trong khâu này hoặc khâu khác.

Ðiều này sẽ làm giảm bớt tính chính xác và hiệu lực của các biện pháp trừng phạt. Một giải pháp thỏa hiệp được đưa ra là ấn định một mức giá "khởi điểm"; nếu mức giá bán thấp hơn giá trị này, thì thỏa thuận sẽ bị coi là có gian lận và áp dựng các biện pháp trừng phạt.

Trên thực tế còn một điểm phức tạp nữa. Các thoả thuận kinh doanh thuộc loại này thường đa chiều trong lựa chọn và khả nǎng quan sát được hành vi gian lận là khác nhau, tùy thuộc vào nhiều yếu tố.

Chẳng hạn các công ty cạnh tranh nhau về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi và nhiều khía cạnh khác nữa. Giá có thể quan sát tương đối dễ dàng, mặc dù việc giảm giá bí mật hoặc sự linh hoạt khi tính giá nội bộ có thể gây khó khǎn trong quá trình thanh tra, kiểm tra. Trong khi đó có nhiều khía cạnh về chất lượng rất khó theo dõi.

Vì vậy, khi một thỏa thuận kinh doanh cố gắng đưa ra một mức giá cao, các doanh nghiệp thường nhận thấy sự cạnh tranh chuyển sang những khía cạnh khác. Ðiều này đã từng xảy ra trong ngành hàng không.

Trong giai đoạn ngành này bị điều tiết, giá vé được cố định ở các mức khác nhau và những hãng bay mới muốn nhảy vào thị trường phải chịu một rào cản về giá. Tình huống này giống như khi các hãng hàng không lập ra một thỏa thuận và Ủy ban Hàng không dân dựng đóng vai trò giám sát tuân thủ. Các hãng hàng không bắt đầu cạnh tranh hoặc tìm cách gian lận nhờ những kẽ hở trong thỏa thuận.

Mặc dù không thể giảm giá nhưng họ vẫn có thể đưa thêm giá trị gia tǎng thông qua các bữa ǎn chất lượng hơn, hay các tiếp viên nữ duyên dáng hơn. Khi luật lao động buộc các hãng này phải tuyển cả tiếp viên nam và không được đuổi việc các tiếp viên nữ quá 30 tuổi, cạnh tranh chuyển sang các thời gian biểu bay thẳng, chỗ ngồi rộng rãi và khoảng cách rộng giữa các hàng ghế để duỗi chân thoải mái hơn.

Một ví dự nữa là chính sách thương mại quốc tế. Thuế quan là công cự dễ thấy nhất để hạn gian lận chế thương mại và các vòng đàm phán liên tục của GATT (Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch) đã đạt được sự cắt giảm đáng kể về mức thuế quan giữa tất cả các nước công nghiệp với nhau.

[...]

Chủ đề chung của những ví dự trên là: Thỏa thuận tập trung vào những khía cạnh và lựa chọn minh bạch hơn, trong khi cạnh tranh chuyển sang những khía cạnh khó nhận biết được. Chúng tôi gọi đây là “Quy luật tǎng dần của tính mù mờ”. Mặc dù, bạn có thể không nhận thấy điều này một cách rõ ràng, nhưng sự thông đồng trong kinh doanh vẫn đang gây ảnh hưởng đến bạn.

Khi hạn ngạch đối với xe hơi nhập khẩu từ Nhật Bản có hiệu lực vào nǎm 1981, không những giá của tất cả các loại xe, cả của Nhật Bản lẫn của Mỹ đều tǎng lên, mà các loại xe giá rẻ của Nhật Bản cũng biến mất khỏi thị trnờng. Sự cạnh tranh trong mù mờ đã gây tác hại đến hai lần: Giá tǎng cao hơn và cân bằng trong cơ cấu hàng hóa bị bóp méo.

Nhận biết kẻ gian lận thậm chí có thể còn khó hơn phát hiện ra sự gian lận. Với doanh nghiệp làm ăn minh bạch, họ biết rõ rằng bên kia đã gian lận. Có thể sẽ khó khǎn trong việc tìm cách bắt đối phương thú nhận điều đó.

Với những thị trường lớn trong kinh doanh, có nhiều hơn hai công ty tham gia, chúng ta có thể biết rằng đã có kẻ gian lận, nhưng không ai biết kẻ đó là ai (trừ chính hắn). Trong trường hợp này, sự trừng phạt để hạn chế sự gian lận cần phải được thực hiện ngay và gây ảnh hưởng như nhau đến cả ngnời vô tội lẫn kẻ có tội.

Cuối cùng sự gian lận có thể chỉ đơn giản là việc một bên giữ thế thụ động, như vậy khó phân biệt. Ðiều này đã xảy ra trong trường hợp sử dụng quyền điều hành để đề xuất tăng thuế. Trong trường hợp như vậy, rất khó đưa ra tuyên bố về gian lận mà không có bằng chứng.

Những việc làm tích cực trong kinh doanh là điều ai cũng có thể nhìn thấy, còn có rất nhiều cái cớ để biện minh cho sự thụ động như có nhiều việc khác gấp gáp hơn, cần nhiều nhân lực để giải quyết vấn đề...

Avinash K. Dixit, Barry J. Nalebuff/ Bách Việt Books

SÁCH HAY