Cuốn sách mới Dress Codes: How the Laws of Fashion Made History của Richard Thompson Ford đã khám phá lịch sử của các quy định và đạo luật thời trang trong suốt những năm qua. Trong số có bốn mặt hàng thời trang từng gây nhiều tranh cãi trong suốt lịch sử.
Giày cao gót
Khi những kỵ sĩ Ba Tư lần đầu tiên cưỡi ngựa vào châu Âu vào năm 1599, đôi giày cao gót của họ đã khiến mọi người kinh ngạc. Ford cho biết: “Phần gót được thiết kế để vừa với bộ yên ngựa. Và bởi vì những người cưỡi ngựa này rất nam tính, mạnh mẽ và ấn tượng nên nhiều nam giới châu Âu muốn sử dụng giày cao gót để có được vẻ đẹp tương tự”. Tầng lớp quý tộc sau đó đã làm cho cho gót giày của họ ngày càng cao hơn và ngày càng so kè về điều đó. Vào những năm 1670, vua Louis XIV thậm chí đã ban hành một sắc lệnh nói rằng không ai được đi giày cao gót hơn nhà vua.
Giày cao gót từng được nam giới ưa chuộng trong suốt nhiều thế kỷ trước. Ảnh: Getty Images/ WireImage. |
Phụ nữ, ngoại trừ một số tín đồ thời trang, đã tránh đi giày cao gót nam tính cho đến thế kỷ 18. Vào lúc này, nam giới dần chuyển sang vào những đôi giày trang nhã hơn còn giày của phụ nữ trở nên mỏng hơn, cao hơn và đa dạng về thiết kế hơn.
Từng là biểu tượng của quyền lực, trong thời gian gần đây, giày cao gót đã trở thành dấu hiệu đàn áp đối với một số phụ nữ vì ức chế vận động hay thay đổi cấu trúc bàn chân. Phụ nữ đã kiện các công ty yêu cầu họ mang giày cao gót tại văn phòng và các nữ diễn viên cũng tổ chức các cuộc phản đối các sự kiện bắt buộc phải đi giày cao gót trên thảm đỏ.
Hoa tai vòng vàng
Vào mùa hè năm 1416, cảnh sát bắt giữ một phụ nữ được xác định là "Allegra, vợ của Joseph" tại thành phố Ferrara của Italy. Hành động này là do cô xuất hiện trước công chúng mà không đeo hoa tai vòng vàng, được coi là vật xác định cô là người Do Thái.
Hoa tai đã trở thành đồ trang sức ưa thích của tất cả phụ nữ. Ảnh: Shutterstock. |
Khi các gia đình Do Thái bắt đầu di cư đến miền bắc nước Italy, khoảng những năm 1200, phụ nữ đều đeo bông tai. Khi thấy phụ nữ trong vùng đều tránh xa đồ trang sức, nhiều người Do Thái đã làm theo. Điều đó khiến các giáo sĩ lo ngại.
Ford nói: “Các nhà chức trách lo lắng về sự dễ dàng đồng hóa của người Do Thái và người ngoại đạo vào xã hội Cơ đốc giáo. Họ muốn có sự khác biệt rõ ràng để mọi người có thể biết một người Do Thái xuất hiện trên đường phố. Và vì vậy có luật bắt buộc [phụ nữ Do Thái] phải đeo hoa tai, cụ thể là hoa tai vòng vàng”.
Trớ trêu thay, những quy định xung quanh bông tai vàng này khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn đối với những phụ nữ không được phép đeo. Ford nói: “Đây là một trong những điều hấp dẫn về thời trang. Thời trang khuyến khích mọi người thể hiện cá tính độc đáo của riêng họ”. Cuối cùng, thời trang hoa tai cũng đã chiến thắng.
Váy xếp nếp
Năm 1746, sau nhiều năm chiến đấu, người Anh cuối cùng đã đánh bại lực lượng Jacobite chiến đấu cho độc lập của Scotland. Để củng cố quyền lực và dập tắt cuộc nổi dậy, Quốc hội Anh đã thông qua một loạt các đạo luật giải tán quân đội Scotland, tước bỏ vũ khí và cấm một số loại trang phục, thậm chí cả váy xếp nếp.
Nữ hoàng Anh cũng thích và có những chiếc váy xếp nếp của riêng mình. Ảnh: Getty Images. |
Những người bị bắt gặp mặc quần áo, hoặc thậm chí chỉ mặc đồ kẻ sọc, sẽ bị tống vào tù sáu tháng mà không được tại ngoại. Lần vi phạm thứ hai có thể bị chuyển đến một trong những đồn điền ở nước ngoài của Vương quốc Anh trong bảy năm.
Nhưng thay vì ngăn cản người Scotland mặc trang phục thể hiện tinh thần dân tộc, đạo luật này khiến váy xếp nếp trở nên phổ biến hơn. Đạo luật này sau đó đã bị bãi bỏ vào năm 1782.
Áo hoodie
Cuốn sách thú vị về thời trang ra mắt ngày 9/2. Ảnh: Amazon. |
Chiếc áo hoodie, áo có mũ trùm đầu tiện dụng lần đầu tiên được những người lao động ngoài trời mặc ở ngoại ô New York lạnh giá, đã trở thành một biểu tượng ở Thung lũng Silicon (khi các CEO công nghệ như Mark Zuckerberg mặc nó).
Ford cho biết: “Trong thế giới công nghệ, một chiếc áo hoodie phù hợp tương đương với bộ vest hiện đại. Nó thể hiện tính cần cù, nghiêm túc, chỉn chu. Nhưng khác với vest, nó được coi là chỉ phù hợp với nam giới da trắng. Một người đàn ông da màu mặc áo hoodie có thể sẽ rơi vào trường hợp như Trayvon Martin, người đã bị bắn vì mọi người cho rằng anh ta nguy hiểm”.
Kể từ khi Martin chết, nhiều trường học tại Mỹ đã cấm áo hoodie vì nhiều lý do khác nhau, một số nói rằng chiếc mũ trùm che khuất khuôn mặt của người mặc, số khác thì vì bạo lực băng đảng hoặc để ngăn trẻ em nghe AirPods trong giờ học.
Bất chấp những nỗ lực đó, áo hoodie vẫn được ưa chuộng hơn bao giờ hết. Theo nền tảng thời trang toàn cầu Lyst, từ cuối năm 2019 đến cuối năm 2020, lượt tìm kiếm áo hoodie đã tăng 71%.