Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Luật Tài nguyên Nước sẽ phục hồi các ‘dòng sông chết’?

Phó Cục trưởng Cục Tài nguyên nước Ngô Mạnh Hà, Luật Tài nguyên Nước năm 2023 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7 sẽ ưu tiên phục hồi các "dòng sông chết".

Phó Cục trưởng Cục Tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Ngô Mạnh Hà nhấn mạnh Luật Tài nguyên Nước năm 2023 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực từ ngày 1/7/4 có rất nhiều điểm mới, tác động đến nhiều đối tượng, được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi rất lớn phương thức quản trị tài nguyên nước ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Đặc biệt, luật đã bổ sung các quy định về phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước nhằm nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên nước; ưu tiên phục hồi các “dòng sông chết” trên cả nước trong thời gian tới.

Luat Tai nguyen Nuoc anh 1

Ảnh minh họa. Nguồn ảnh: Vietnam+.

Thay đổi phương thức quản trị nguồn nước

Phát biểu tại hội nghị phổ biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên Nước số 28/2023/QH15 và các văn bản quy định chi tiết thi hành luật, diễn ra sáng nay, 21/6, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết luật này và các văn bản quy định chi tiết được ban hành đã đánh dấu bước tiến rất lớn về tư duy, cách tiếp cận, thay đổi phương thức quản trị tài nguyên nước trong bối cảnh nguồn nước của Việt Nam được đánh giá là còn nhiều thách thức.

Theo ông Thành, 4 nhóm chính sách được thể hiện xuyên suốt trong Luật Tài nguyên Nước là bảo đảm an ninh nguồn nước; xã hội hóa ngành nước; kinh tế tài nguyên nước và bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra.

Đến nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thi hành luật. Ngoài ra, ngay khi các văn bản quy định chi tiết thi hành luật được ban hành, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã có 3 văn bản gửi các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị phổ biến văn bản cũng như sẵn sàng triển khai khi các văn bản nêu trên có hiệu lực thi hành.

“Luật Tài nguyên Nước và các văn bản quy định chi tiết được ban hành đã quy định trách nhiệm cụ thể của các cơ quan, ban, ngành ở Trung ương và địa phương; trong đó giao cho địa phương thực thi 28 nội dung để tổ chức thi hành luật như điều tra cơ bản, phương án khai thác trong quy hoạch tỉnh, lập, cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước,” Thứ trưởng Lê Công Thành nhấn mạnh.

Thông tin cụ thể hơn, theo Phó Cục trưởng Cục Tài nguyên nước Ngô Mạnh Hà, Luật Tài nguyên Nước năm 2023 được ban hành và có hiệu lực từ ngày 1/7 có rất nhiều điểm mới, tác động đến nhiều đối tượng, góp phần thay đổi rất lớn phương thức quản trị tài nguyên nước ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.

Một trong những nguyên tắc cốt lõi của luật là tài nguyên nước phải được quản lý tổng hợp, thống nhất về số lượng và chất lượng, giữa nước mặt và nước dưới đất, giữa thượng lưu và hạ lưu; phân công, phân cấp rõ trách nhiệm quản lý nhà nước về tài nguyên nước, nguồn nước với trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch, xây dựng, vận hành công trình thủy lợi, thủy điện, cấp nước đô thị, cấp nước nông thôn...

Luật Tài nguyên Nước cũng được xây dựng theo hướng quy định tất cả các nội dung về quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra đồng thời quy định rõ quản cái gì, quản như thế nào và ai quản.

Đặc biệt, theo đánh giá của Phó Cục trưởng Ngô Mạnh Hà, Luật Tài nguyên Nước có hiệu lực sẽ hướng tới mục tiêu năm 2030 là nâng cao mức đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia lên nhóm các quốc gia đảm bảo an ninh tài nguyên nước hiệu quả trong khu vực Đông Nam Á và tiệm cận với các nước tiên tiến trên thế giới.

“Vấn để bảo đảm an ninh nguồn nước cho sinh hoạt được đặc biệt chú trọng, trong đó quy định việc kiểm soát các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Luật cũng giao cho Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, các bộ, cơ quan ngang bộ, địa phương xây dựng danh mục công trình cấp nước sinh hoạt đặc biệt quan trọng trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt,” ông Hà thông tin.

Luat Tai nguyen Nuoc anh 2

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành. Ảnh: PV/Vietnam+.

Ưu tiên làm "sống lại" các dòng sông

Bên cạnh đó, theo Phó Cục trưởng Cục Tài nguyên nước Ngô Mạnh Hà, Luật Tài nguyên Nước đã bổ sung quy định về điều hòa, phân phối tài nguyên nước; trong đó quy định cụ thể việc xây dựng kịch bản nguồn nước, tổ chức thực hiện các biện pháp ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, thiếu nước gây ra trên các lưu vực sông.

Ngoài ra, theo ông Hà, việc quản trị tài nguyên nước quốc gia trên nền tảng công nghệ số cũng là một trong những điểm nổi bật của luật Luật Tài nguyên Nước 2023.

“Công nghệ số được đẩy mạnh sẽ hỗ trợ các cơ quan quản lý trong quá trình quyết định điều hòa, phân phối tài nguyên nước, vận hành hồ chứa, liên hồ chứa, giảm thiểu tác hại do nước gây ra, đặc biệt khi xảy ra tình trạng thiếu nước trên các lưu vực sông,” ông Hà nhấn mạnh.

Ngoài ra, Luật Tài nguyên Nước 2023 cũng bổ sung các quy định về phí, lệ phí, tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước nhằm nâng cao ý thức bảo vệ tài nguyên nước, sử dụng nước tiết kiệm của người sử dụng nước; sửa đổi, bổ sung quy định về tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước nhằm tính đúng, tính đủ giá trị tài nguyên nước.

Đáng chú ý, theo ông Hà, Luật Tài nguyên Nước 2023 đã bổ sung nhiều quy định, chính sách liên quan đến phục hồi các dòng sông và để đảm bảo tính khoa học, khả thi đã quy định rõ cơ chế, chính sách về tài chính cho hoạt động phục hồi nguồn nước để có cơ sở huy động, phân bổ nguồn lực phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm.

Theo đó, luật đã bổ sung quy định xây dựng kế hoạch, chương trình, đề án phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm.

“Đặc biệt, luật ưu tiên phục hồi các ‘dòng sông chết’ nhằm khôi phục nguồn nước, tạo dòng chảy, cải tạo cảnh quan môi trường sinh thái, trong đó kèm theo chương trình, đề án, dự án ưu tiên làm sống lại các dòng sông (đang được bắt đầu thực hiện đối với sông Bắc Hưng Hải, sông Nhuệ, sông Đáy thông qua việc xây dựng các đập dâng để tạo dòng chảy),” ông Hà nhấn mạnh.

Vớt rác kênh Nước Đen ở TP.HCM Quận Bình Tân (TP.HCM) huy động nhiều nguồn lực để xử lý hơn 100 tấn rác, lục bình phủ kín kênh Nước Đen sau phản ánh của VietNamNet.

Một số nơi ở miền núi và ven biển Quảng Bình thiếu nước trầm trọng

Tại Quảng Bình, từ đầu tháng 5 đến nay, các đợt nắng nóng gay gắt khiến tình trạng thiếu nước diễn ra trầm trọng ở huyện Minh Hóa, Tuyên Hóa, Trọng Hóa, Dân Hóa...

Hơn 100 hộ dân ‘khát’ nước bên thủy điện ở Lai Châu

Nhiều tháng qua, hơn 100 hộ dân sinh sống tại bản Nà Dân, xã Mường Kim, huyện Than Uyên (Lai Châu) khốn đốn vì thiếu nước sinh hoạt và sản xuất.

Tỉnh miền Tây đầu tiên công bố tình huống khẩn cấp hạn mặn, thiếu nước

Ngày 6/4, ông Nguyễn Văn Vĩnh, Chủ tịch UBND tỉnh, vừa ký quyết định số 586 về việc công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai xâm nhập mặn, thiếu nước sinh hoạt mùa khô năm 2024.

Sách hay về môi trường

How to Save Our Planet - Mark Maslin: Tác phẩm được ví như cuốn cẩm nang về các vấn đề còn tồn tại và các giải pháp khả thi để cứu Trái Đất; trang bị cho người đọc những kiến ​​thức khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu, tính bền vững và các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt.

We are the Weather: Saving the Planet Starts at Breakfast - Jonathan Safran Foer. Tác giả tin rằng mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp chăn nuôi và cuộc khủng hoảng khí hậu hiện ra không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, các hành động mang tính tập thể như giảm tiêu thụ thịt có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon.

https://www.vietnamplus.vn/luat-tai-nguyen-nuoc-hieu-luc-tu-ngay-17-se-phuc-hoi-cac-dong-song-chet-post960347.vnp

Hùng Võ/Vietnam+

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm