Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Luật sư nói về tranh chấp 'Tết đong đầy' giữa Kay Trần và Nguyễn Khoa

Theo luật sư, chủ sở hữu hai ca khúc "Tết đong đầy", "Chuyện tình tôi" được xác định dựa trên việc ai sử dụng thời gian, tài chính hoặc trả tiền để tạo ra tác phẩm đó.

Mới đây, Nguyễn Khoa chia sẻ việc bị công ty quản lý Kay Trần dọa kiện vi phạm bản quyền hình ảnh và vocal. Nguyễn Khoa giải thích khi anh sáng tác hai ca khúc Chuyện tình tôiTết đong đầy, Kay Trần chủ động xin thể hiện chung. Sau khi Nguyễn Khoa đồng ý, Kay Trần ngoài góp giọng còn viết thêm 8 câu rap cho 2 bài. Từ đó, Kay Trần dùng 2 ca khúc biểu diễn ở nhiều nơi và Nguyễn Khoa không lấy tiền.

Quyền sở hữu bài hát của Kay Trần và Nguyễn Khoa theo quy định

Mâu thuẫn giữa 2 bên nảy sinh khi Kay Trần muốn làm bản phối mới cho 2 ca khúc để đăng lên kênh cá nhân nhưng Nguyễn Khoa không đồng ý. Kay Trần tiếp tục đề nghị mua tác quyền hai ca khúc nhưng giữa nam ca sĩ và Nguyễn Khoa không đạt được thỏa thuận về giá cả.

Lúc này, Nguyễn Khoa xin phép Kay Trần đăng hai ca khúc lên một nền tảng nước ngoài và hứa chia lợi nhuận nếu có. Tuy nhiên, Kay Trần im lặng. Vài ngày sau, quản lý của Kay Trần liên hệ với Nguyễn Khoa và cho biết chuẩn bị kiện nam nhạc sĩ vi phạm bản quyền vì sử dụng hình ảnh lẫn giọng hát của Kay Trần.

Tối 3/1, công ty Kay Trần chính thức lên tiếng. Công ty khẳng định có bằng chứng cụ thể chứng minh bản quyền bản ghi, quyền tác giả của bài hát Tết đong đầy cũng như việc Nguyễn Khoa sử dụng trái phép bản ghi, hình ảnh của nghệ sĩ Kay Trần. Bằng chứng đã được thu thập đầy đủ để luật sư tiến hành các thủ tục pháp lý theo đúng quy định.

Trao đổi với Zing về vụ tranh chấp bản quyền giữa hai nghệ sĩ, luật sư Nguyễn Đức Hùng - Phó Trưởng phòng Tranh tụng, công ty Luật TNHH TGS (Đoàn luật sư TP Hà Nội) - nhận định quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do họ sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Kay Tran Nguyen Khoa anh 1

Kay Trần và Nguyễn Khoa trong MV Chuyện tình tôi.

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm (khoản 3 Điều 19) và quyền tài sản (Điều 20). Đồng thời, theo quy định tại Điều 37 và 38 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022, các cá nhân, tổ chức sử dụng thời gian, tài chính… để sáng tạo các tác phẩm sẽ là đồng tác giả và đồng chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm đó.

“Nếu Kay Trần sáng tạo các câu rap trong khi phần khác trong bài hát của Nguyễn Khoa thì Kay Trần và Nguyễn Khoa là đồng tác giả đối với bài hát này. Còn về chủ sở hữu bài hát thì phải xem xét ai sử dụng thời gian và tài chính để tạo ra tác phẩm đó hoặc ai trả tiền cho việc sử dụng thời gian để tạo ra tác phẩm. Cá nhân, tổ chức đó là chủ sở hữu tác phẩm. Trong trường hợp này nếu Nguyễn Khoa không trả tiền hay hai bên không có thỏa thuận Kay Trần sáng tạo ra các câu rap đó tặng Nguyễn Khoa thì Nguyễn Khoa và Kay Trần là đồng chủ sở hữu cho tác phẩm này”, luật sư nhận định.

Hiện, Nguyễn Khoa tuyên bố bỏ phần rap của Kay Trần khỏi bài và không cho đồng nghiệp dùng bài này đi diễn. Trả lời về vấn đề này, luật sư cho biết theo khoản 2 Điều 38 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi bổ sung năm 2022, các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm, nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác, họ có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với phần riêng biệt đó.

Do đó, nếu tác giả Nguyễn Khoa tuyên bố bỏ phần rap của Kay Trần khỏi bài và không cho Kay Trần dùng bài này đi diễn nữa thì Kay Trần chỉ có thể sử dụng phần riêng biệt mà Kay Trần sáng tạo là các câu rap. Đồng nghĩa Kay Trần không thể dùng phần còn lại của bài do Nguyễn Khoa sáng tác để đi diễn.

Nguyễn Khoa có vi phạm luật như Kay Trần tố cáo?

Zing đặt câu hỏi: “Nguyễn Khoa có vi phạm luật sở hữu trí tuệ khi sử dụng trái phép bản ghi, hình ảnh của Kay Trần như bên nghệ sĩ này đang tố cáo không và trong trường hợp Kay Trần kiện Nguyễn Khoa, ai nắm lợi thế?”.

Luật sư trả lời: “Nếu Kay Trần không đầu tư tài chính, cơ sở vật chất kỹ thuật và công sức, thời gian anh bỏ ra đã được trả thù lao bởi nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình thì Kay Trần không phải chủ sở hữu quyền liên quan và cũng không có các quyền về tài sản để khởi kiện Nguyễn Khoa. Vì việc sử dụng cho mục đích thương mại đối với tác phẩm thuộc về chủ sở hữu quyền”.

Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Video thể hiện bài hát Tết đong đầyChuyện tình tôi là tác phẩm ghi âm ghi hình.

Kay Trần được xác định là một trong những người biểu diễn của tác phẩm và có quyền theo quy định tại Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022. Theo đó, nếu người biểu diễn không phải chủ sở hữu quyền thì chỉ có các quyền nhân thân mà không có quyền tài sản như phát sóng, truyền đạt đến công chúng.

Theo quy định tại Điều 44 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2022, chủ sở hữu quyền liên quan gồm: Người biểu diễn sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật để thực hiện cuộc biểu diễn là chủ sở hữu quyền đối với cuộc biểu diễn đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.

Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình sử dụng thời gian, đầu tư tài chính và cơ sở vật chất - kỹ thuật của mình để sản xuất bản ghi âm, ghi hình là chủ sở hữu quyền đối với bản ghi âm, ghi hình đó, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan. Cuối cùng, tổ chức phát sóng là chủ sở hữu quyền đối với chương trình phát sóng của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với bên liên quan.

Từ những phân tích của luật sư, để xác định quyền sở hữu giữa Nguyễn Khoa và Kay Trần với hai ca khúc, cần xem xét yếu tố quan trọng là thỏa thuận giữa họ vào thời điểm thực hiện sản phẩm.

Cuốn sách về nhà soạn nhạc không biết chơi piano

Nhà soạn nhạc, nhạc trưởng, nhà phê bình âm nhạc người Pháp Hector Berlioz đã có những đóng góp đáng kể vào việc cải tổ opera và sự phát triển của nhạc cổ điển. Di sản âm nhạc ông để lại là những bản nhạc bất hủ như Symphonie fantastique (Giao hưởng Ảo tưởng) và Romeo và Juliette...

Còn trong di sản văn chương, Hồi ký của Hector Berlioz (xuất bản năm 1870) được biết đến là cuốn sách được đón đọc và chuyển ngữ nhiều nhất. Cuốn sách là bản miêu tả vị trí quan trọng của nhà soạn nhạc này vào thuở bình minh trào lưu lãng mạn.

Tranh chấp bản quyền giữa Kay Trần và Nguyễn Khoa

Kay Trần và Nguyễn Khoa đang tranh chấp bản quyền ca khúc "Tết đong đầy", "Chuyện tình tôi". Hai bài hát được phát hành cách đây 3 năm với lượt xem lớn.

Lan Phương

Bạn có thể quan tâm