Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lũ trên các sông tiếp tục xuống, lũ trên sông Hồng dưới báo động 2

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo trong 12 giờ tới, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống dưới mức báo động 2, một số sông vẫn ở trên mức báo động 3.

Lu song Hong Ha Noi anh 1

Mực nước sông Hồng chiều 12/9 tại cầu Vĩnh Tuy. Ảnh: Vũ Sinh/TTXVN.

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 20h ngày 12/9, lũ trên sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh) đã đạt đỉnh ở mức 7,79 m (trên báo động 3 là 1,49 m), dưới mức lũ lịch sử năm 1971 (7,84 m) 0,05 m và đang xuống chậm.

Lũ trên sông Thái Bình (thành phố Hải Dương) đang xuống chậm.

Lũ trên sông Hoàng Long (tỉnh Ninh Bình) tại Bến Đế đã đạt đỉnh ở mức 4,93 m (trên báo động 3 là 0,93 m) lúc 19h ngày 12/9 và đang xuống chậm.

Lũ trên sông Thương (tỉnh Bắc Giang) đang xuống chậm.

Lũ trên sông Hồng (thành phố Hà Nội) đang xuống.

Lũ trên sông Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) đang xuống chậm.

Mực nước lúc 1h ngày 13/9, trên các sông như sau: trên sông Cầu tại Đáp Cầu là 7,74 m, trên báo động 3: 1,48 m; dưới mức nước lũ lịch sử năm 1971 (7,84 m): 0,06 m.

Trên sông Thương tại Phủ Lạng Thương là 7,06 m, trên báo động 3: 0,76 m; trên sông Lục Nam tại Lục Nam là 6,32 m, trên báo động 3: 0,02 m; trên sông Hoàng Long tại Bến Đế là 4,88 m, trên báo động 3: 0,88 m; trên sông Thái Bình tại Phả Lại 6,17 m, trên báo động 3: 0,17 m; trên sông Hồng tại Hà Nội 10,50 m, ở mức báo động 2.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia dự báo trong 12 giờ tới, lũ trên sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống dưới mức báo động 2; trên sông Lục Nam xuống dưới mức báo động 3; trên sông Cầu tại Đáp Cầu, sông Thương tại Phủ Lạng Thương, sông Lục Nam tại Lục Nam, sông Hoàng Long tại Bến Đế tiếp tục xuống nhưng vẫn ở trên mức báo động 3.

Trong 12-24 giờ tiếp theo, lũ trên sông Cầu, sông Thương và sông Hoàng Long tiếp tục xuống nhưng vẫn ở trên mức báo động 3; sông Lục Nam và sông Thái Bình tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức báo động 2; sông Hồng tại Hà Nội sẽ xuống dưới mức báo động 1.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo trong 24 giờ tới, mực nước nhiều trạm hạ lưu hệ thống sông Hồng-Thái Bình có xu thế biến đổi chậm, phổ biến ở mức cao từ báo động 2-báo động 3, có nơi trên mức báo động 3.

Quá trình thoát lũ, giảm lũ trên hệ thống sông Hồng có khả năng diễn ra chậm nên tình trạng ngập còn diễn ra nhiều ngày tại các vùng trũng, vùng thấp ven sông, bãi bồi ngoài đê chính tại các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Bắc Giang, Bắc Ninh, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hải Dương.

Mực nước lũ lên cao kéo dài nhiều ngày có thể gây tràn vỡ các đê bối ven sông, sạt lở đê, kè có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến các vị trí xung yếu ven sông thuộc các tỉnh/thành phố: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình.

Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do lũ là cấp 3.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cảnh báo mực nước trong sông đang ở mức cao gây ngập lụt sâu, ngập lụt vùng ven sông, vùng trũng thấp, các bãi nổi trên diện rộng kéo dài ở một số khu vực sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, nhiều vùng dân cư của địa phương có thể gây nguy hiểm cho đời sống sinh hoạt, sản xuất của nhân dân, đe dọa đến tính mạng và tài sản của nhân, ảnh hưởng tới các hoạt động giao thông đường thủy, nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp dân sinh và các hoạt động kinh tế xã hội, đặc biệt tại hạ lưu sông Hồng-Thái Bình.

Cảnh sát cứu 3 người dân mắc kẹt ở bãi giữa sông Hồng Trong lúc ra di chuyển ra bãi giữa sông Hồng để vận chuyển đồ dùng của gia đình vào bờ, 3 người dân trú tại phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội mắc kẹt lại do nước dâng lên nhanh.

Cuộc sống tại khu di tản tránh lũ giữa Thủ đô

Những ngày qua, một trường học thuộc phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội) đã trở thành điểm di tản của nhiều người dân sinh sống khu vực ven sông Hồng bị ảnh hưởng bởi nước lũ.

Thủ tướng tới Yên Bái chỉ đạo ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ

Sáng 12/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Yên Bái, thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân, kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ.

Những đứa trẻ mồ côi sau lũ quét thôn Làng Nủ

Trận lũ quét sáng 10/9 tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh (Bảo Yên, Lào Cai) khiến những đứa trẻ bỗng chốc mồ côi, không nơi nương tựa.

Sách hay về môi trường

How to Save Our Planet - Mark Maslin: Tác phẩm được ví như cuốn cẩm nang về các vấn đề còn tồn tại và các giải pháp khả thi để cứu Trái Đất; trang bị cho người đọc những kiến ​​thức khoa học mới nhất về biến đổi khí hậu, tính bền vững và các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt.

We are the Weather: Saving the Planet Starts at Breakfast - Jonathan Safran Foer. Tác giả tin rằng mối liên hệ giữa ngành nông nghiệp chăn nuôi và cuộc khủng hoảng khí hậu hiện ra không thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, các hành động mang tính tập thể như giảm tiêu thụ thịt có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng khí thải carbon.

https://www.vietnamplus.vn/ngay-139-lu-tren-cac-song-tiep-tuc-xuong-lu-tren-song-hong-duoi-bao-dong-2-post976395.vnp

Vietnam+

(Znews đặt lại tiêu đề bài viết)

Bạn có thể quan tâm