Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lợi nhuận Heineken Việt Nam giảm

Số liệu của Satra cho thấy lợi nhuận của ông lớn ngành bia Heineken giảm mạnh so với các năm trước, dao động 4.500-5.000 tỷ đồng.

Hai doanh nghiệp sản xuất và phân phối sản phẩm của Heineken tại Việt Nam ước lãi 4.500-5.000 tỷ đồng. Ảnh: Minh Khánh.

Theo báo cáo tài chính hợp nhất năm 2023 đã kiểm toán, Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra) ghi nhận doanh thu thuần gần 9.800 tỷ đồng, tăng hơn 4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 2.300 tỷ đồng, giảm gần 55%.

Đáng chú ý, Satra ghi nhận phần lãi trong công ty liên doanh và liên kết hơn 2.700 tỷ đồng, giảm gần 47% so với năm 2022.

Theo công bố của Satra, doanh nghiệp này đang có 34 công ty liên kết. Trong đó, Satra sở hữu 40% vốn của Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam (sau này đổi tên thành Công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam) và 40% vốn của Công ty TNHH Bia và Nước giải khát Heineken Việt Nam (Heineken Trading). Phần vốn còn lại thuộc sở hữu của Tập đoàn Heineken tại Singapore và Australia nắm giữ.

Công ty TNHH Nhà Máy Bia Heineken Việt Nam và Công ty TNHH Bia và Nước giải khát Heineken Việt Nam là 2 doanh nghiệp phụ trách sản xuất và phân phối sản phẩm của Heineken tại Việt Nam.

Giai đoạn 2016-2019, hai doanh nghiệp này mang về cho Satra đều đặn 2.400-2.800 tỷ đồng, chiếm 65-75% phần lãi trong công ty liên doanh và liên kết.

Ước tính theo tỷ lệ trên, hai doanh nghiệp của Heineken có thể đã đóng góp khoảng 1.800-2.000 tỷ đồng cho Satra trong năm vừa rồi. Dữ kiện này cũng suy ra được lợi nhuận của ông lớn dẫn đầu thị phần bia tại Việt Nam dao động 4.500-5.000 tỷ đồng.

Trong khi đó, báo cáo tài chính năm 2023 của Tập đoàn Heineken cũng cho biết lợi nhuận hoạt động đạt 3,2 tỷ euro (tương đương gần 3,5 tỷ USD), giảm gần 25%. Tổng sản lượng bia cả năm 2023 giảm 4,7% xuống 24,2 tỷ lít.

Đáng chú ý, thị trường Việt Nam và Nigeria được thống kê chiếm 60% tổng sản lượng suy giảm, tức gần 860.000 triệu lít bia, do điều kiện kinh tế phức tạp.

Bên cạnh việc rời khỏi thị trường Nga, Việt Nam cũng là nguyên nhân khiến sản lượng bia cao cấp của Heineken giảm tự nhiên 5,9%. Nếu không tính 2 quốc gia này, sản lượng bia cao cấp của hãng trên toàn thế giới vẫn tăng trưởng 1,1%.

Doanh số bán hàng dòng bia Tiger tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng bởi tình trạng suy thoái kinh tế và Nghị định 100. Sản lượng của Tiger Crystal, dòng sản phẩm ít đắng và có nồng độ cồn thấp hơn, cũng tăng lên không đáng kể.

Công ty mẹ Sabeco thu 10 đồng lãi không nổi 1 đồng

ThaiBev ghi nhận doanh thu mảng bia và rượu gần như tương đương cùng kỳ, tuy nhiên hơn 80% lợi nhuận của công ty đến từ bán rượu. Lý do là biên lợi nhuận ngành bia rất thấp.

Cảnh trái ngược của các chuỗi bia hơi, quán nhậu Hà Nội

Xu hướng thắt chặt chi tiêu và tác động của Nghị định 100 khiến nhiều hệ thống bia hơi, quán nhậu tại Hà Nội gặp khó khăn. Tuy nhiên, một số chuỗi vẫn không ngừng mở rộng quy mô.

Nhiều chuỗi bia hơi Hà Nội phải thu hẹp kinh doanh

Nghị định 100 cùng xu hướng thắt chặt chi tiêu đang trở thành "nỗi ám ảnh" của nhiều chuỗi bia hơi, quán nhậu. Các hệ thống đang tìm mọi giải pháp để vượt qua khó khăn này.

Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm