Theo báo cáo tài chính quý II niên độ 2023-2024 (giai đoạn 1/1-31/3/2024), Thai Beverage Public Company Limited (ThaiBev), công ty mẹ của Sabeco, ghi nhận doanh thu gần 72 tỷ baht (khoảng 1,98 tỷ USD), tăng hơn 6% so với cùng kỳ của niên độ trước.
Trong kỳ vừa rồi, các loại chi phí đều có xu hướng tăng nhẹ nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến kết quả kinh doanh, tạo điều kiện giúp doanh nghiệp báo lãi ròng 7,7 tỷ baht (210 triệu USD), tăng 7%.
Tuy nhiên, nếu hợp nhất kết quả từ các công ty liên kết, lợi nhuận ròng của ThaiBev bị thu hẹp hơn 3% so với cùng kỳ, xuống gần 7,9 tỷ baht (khoảng 220 triệu USD).
Lũy kế 2 quý đầu niên độ 2023-2024, ThaiBev ghi nhận doanh thu 147 tỷ baht (khoảng 4,04 tỷ USD), giảm nhẹ so với cùng kỳ, trong khi lãi sau thuế đạt 16 tỷ baht (khoảng 440 triệu USD), tăng 2%.
Mảng đồ uống có cồn vẫn là "nguồn sống" chính của ThaiBev. Trong đó, mảng sản xuất rượu và bia tương đối cân bằng khi chiếm lần lượt 44,3% và 42,3% tổng doanh thu của công ty. Phần khiêm tốn còn lại đến từ mảng đồ ăn và nước giải khát không cồn.
Song, nếu xét về cơ cấu lợi nhuận ròng trong 2 quý vừa qua, mặt hàng rượu chiếm gần 81% trong khi các sản phẩm bia chỉ chiếm khoảng 17% tổng lợi nhuận ròng.
PHẦN LỚN LỢI NHUẬN CỦA THAIBEV ĐẾN TỪ MẢNG RƯỢU | |||||
Tỷ trọng lợi nhuận các mảng kinh doanh của Thaibev. Nguồn: BCTC DN. | |||||
Nhãn | Rượu | Bia | Đồ ăn | Đồ uống không cồn | |
Tỷ lệ đóng góp | % | 80.7 | 16.9 | 0.2 | 2.2 |
Lý giải vấn đề này, ThaiBev cho biết hàm lượng chi phí của mảng bia có sự chênh lệch đáng kể so với rượu. Theo đó, cứ 10 đồng doanh thu bán bia, công ty đã phải trả 2 đồng để mua nguyên liệu và gần 4 đồng đóng thuế tiêu thụ đặc biệt. Sau khi trừ các chi phí còn lại, biên lợi nhuận ròng bị bào mỏng còn 4,3%.
Tính đến cuối quý II của niên độ, tổng tài sản của ThaiBev đạt 496 tỷ baht (khoảng 13,64 tỷ USD), gần như không thay đổi so với đầu niên độ. Tổng nợ phải trả tăng hơn 2% lên 207 tỷ baht (khoảng 5,69 tỷ USD).
ThaiBev hoàn tất thương vụ thâu tóm Sabeco vào cuối năm 2017 sau khi công ty liên quan là Vietnam Beverage đấu giá thành công hơn 343 triệu cổ phần SAB với giá 320.000 đồng/cổ phiếu. Tổng giá trị thương vụ lên đến 110.000 tỷ đồng (tương đương 5 tỷ USD thời điểm đó) và trở thành sự kiện M&A đắt giá nhất trong ngành bia châu Á.
Sau khi về tay người Thái, toàn bộ nhân sự trong HĐQT Sabeco đã được "thay máu". Cùng với đó là chiến lược kinh doanh công ty mẹ - con cũng được thay đổi.
Với Sabeco, trong quý I vừa qua, nhà sản xuất bia lớn nhất thị trường Việt Nam ghi nhận doanh thu thuần gần 7.200 tỷ đồng, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh nghiệp cũng báo lãi sau thuế xấp xỉ 1.024 tỷ đồng, tăng gần 2%.
Trong năm nay, Sabeco đặt mục tiêu doanh thu thuần gần 34.400 tỷ đồng, tăng 13% so với kết quả thực hiện năm 2023. Mục tiêu lợi nhuận sau thuế đạt 4.580 tỷ đồng, tăng gần 8%. Với kết quả đạt được trong quý đầu năm, Sabeco đã hoàn thành 21% chỉ tiêu doanh thu và 22% mục tiêu lợi nhuận cả năm.
Trong môi trường kinh tế hiện nay, đầu tư đã trở thành khái niệm không mấy xa lạ với hầu hết mọi người. Để độc giả có thể tiếp cận những xu hướng đầu tư mới nhất, Tri thức - Znews xây dựng chủ đề Đầu tư qua sách - nơi ghi lại những cuốn sách, câu chuyện, xu hướng đầu tư đã và đang diễn ra. Trong đó, các lĩnh vực đầu tư phổ biến bao gồm bất động sản, chứng khoán, ngoại hối và tiền ảo... Ngoài các câu chuyện về đầu tư, Đầu tư qua sách còn bao gồm các kiến thức về quản lý gia sản, tài chính cá nhân.
Chứng khoán đã qua 'cơn giông bão'
VN-Index đang phát tín hiệu tích cực trong tuần giao dịch vừa qua. Các chuyên gia đánh giá thị trường đã bước vào giai đoạn ổn định và chuẩn bị kiểm tra các ngưỡng kháng cự cũ.
Lợi nhuận Bia Sài Gòn phục hồi
Trong 3 tháng đầu năm nay, Sabeco ghi nhận lãi ròng tăng gần 2% so với cùng kỳ năm ngoái, chấm dứt 2 quý tăng trưởng âm liên tiếp.
Doanh nghiệp Việt thành 'gà đẻ trứng vàng' cho ông chủ Thái
Mỗi năm, cổ đông Thái Lan nhận về hàng nghìn tỷ đồng cổ tức tiền mặt nhờ thâu tóm thành công các doanh nghiệp Việt như Sabeco, Nhựa Bình Minh, Bao bì Biên Hòa...