![]() |
Khi có lệnh phong tỏa, quán bar, quán cà phê, nhà hàng cũng như nhà hát và rạp chiếu phim phải đóng cửa. Mọi người đều phải ở trong nhà. Điện thoại trở thành một thứ không thể thiếu. Ảnh: Robert Götzfried. |
![]() |
Robert Götzfried đã thực hiện loạt ảnh “The Lockdown Diaries” về con người với chiếc điện thoại thông minh trong những ngày ở nhà. Ánh sáng của màn hình chiếu vào khuôn mặt buồn bã của họ trong bóng tối. Ảnh: Robert Götzfried. |
![]() |
Dù ở bàn ăn, trên ghế sofa, hay giường ngủ vào ban đêm, con người vẫn "gắn chặt" với những thiết bị “gây nghiện”. Ảnh: Robert Götzfried. |
![]() |
Vào thời điểm buộc phải ở nhà vì dịch Covid-19, điện thoại và Internet là phương tiện được nhiều người sử dụng để kết nối với thế giới bên ngoài. Ảnh: Robert Götzfried. |
![]() |
Robert cho biết: “Mọi người tôi liên lạc trong những ngày này đều nói họ đang ở nhà và sử dụng điện thoại, hoặc xem tivi”. Ảnh: Robert Götzfried. |
![]() |
Nhiếp ảnh gia cũng sử dụng thêm đèn led nhỏ trong một số trường hợp để tạo ánh sáng xung quanh. Ảnh: Robert Götzfried. |
![]() |
Những chân dung mà Robert chụp đã nói lên nhiều điều về cuộc sống hiện tại của con người trong sự phát triển của đại dịch và công nghệ. Ảnh: Robert Götzfried. |
Sách ảnh về Paris những ngày tĩnh lặng
Thủ đô Pháp trong thời gian phong tỏa hiện lên khác lạ qua ống kính của nhiếp ảnh gia Stéphane Gizard. Những hình ảnh này được tập hợp trong cuốn sách "Paris Silence".
Từ đại dịch, thấy mình trong tranh của Edward Hopper vẽ 100 năm trước
Những thành phố hoang vắng, con người bị cô lập - tác phẩm của họa sĩ người Mỹ - đã khắc họa tình cảnh hiện tại của thế giới trong đại dịch khi phong tỏa, cách ly.
Ái kỷ là gì và làm sao để đối phó với ái kỷ?
Nhận diện người ái kỷ và học cách đối phó, thoát ra những ảnh hưởng độc hại của họ là điều được chuyên gia người Thụy Điển Thomas Erikson chia sẻ trong cuốn sách của mình.