Edward Hopper (1882-1967) vẽ những tác phẩm của mình cách đây 100 năm ở thành phố New York, Mỹ. Ở các tác phẩm của ông, con người đối diện cô đơn, lạc lõng trong không gian sang trọng và lạnh lẽo. Đây là bức tranh Evening on Karl Johan Street, vẽ năm 1892. |
Bức tranh trong hình là Automat vẽ năm 1927, cô gái ngồi một mình lặng lẽ trong góc quán cà phê. |
Hình ảnh phụ nữ ngồi lặng lẽ trên giường nhìn ra cửa sổ; cô đơn trong rạp chiếu phim vắng vẻ hay người đàn ông im lìm trong văn phòng hiện đại không bóng đồng nghiệp của Office in a Small City (1953), giống cảnh làm việc online hiện nay. |
Trong bức tranh nổi tiếng Nighthawks (1942), 4 người ngồi tại một quán ăn địa phương vào ban đêm, ngăn cách với con đường vắng lặng bên ngoài bằng ô kính. Bức tranh tối giản nhưng đại diện cho nhiều thập kỷ về sự cô độc. |
Đường phố cũng vắng lặng với đèn giao thông nhấp nháy xanh đỏ, rạp chiếu phim không người qua lại trong Circle Theatre (1936) khiến chúng ta liên tưởng đến những thành thị châu Âu, những thị trấn Italy trong ngày phong tỏa, không bóng người. |
Tình cảnh của chúng ta hiện tại giống như cô gái trong Compartment C Car (1938). Mùa dịch cách ly trong nhà, con người giải trí bằng những cuốn sách, phim truyền hình nhiều tập. |
Sự cô đơn là nỗi kinh hoàng của Edward Hopper. Vốn hâm mộ Alfred Hitchcock, cách nhìn về cuộc sống của họa sĩ người Mỹ đã dự báo một viễn cảnh, bản chất nhất thời của cuộc sống hiện đại, con người không có sự kết nối chặt chẽ, chỉ một vết nứt cũng khiến họ sớm trở thành kẻ xa lạ. (Tranh: Morning Sun, 1952). |
Tuy vậy, trong các tác phẩm của Hopper, nỗi cô đơn không thuần túy cực đoan. Người phụ nữ trong Morning Sun (vẽ năm 1952) lặng lẽ nhìn ra cửa sổ nhưng ánh sáng Mặt Trời bao trùm, tràn qua khung cửa lớn. Con người như tan ra cùng thiên nhiên vô tận trong Cape Cod Morning (1950). Mối liên hệ giữa Mặt Trời trong các bức tranh của họa sĩ thế kỷ 20 là ký ức trong ngôi nhà luôn ngập tràn ánh sáng mặt trời ở Nyack, New York, Mỹ. |