Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Nút khẩn cấp' xuất hiện tại các điểm bỏ phiếu khắp nước Mỹ

Hàng rào sắt cao chắn quanh Nhà Trắng, đội đặc nhiệm SWAT túc trực trên mái nhà và nút báo động "panic button" đã sẵn sàng tại các điểm bầu cử trên khắp nước Mỹ.

Thiết bị được kết nối với điện thoại di động của người sử dụng, có thể gửi tín hiệu cầu cứu đến cảnh sát khi cần thiết.

Sau cuộc bầu cử năm 2020 và bạo loạn ở Tòa Quốc hội Mỹ ngày 6/1/2021, nhiều người lo ngại tình hình có thể diễn biến xấu thêm lần nữa.

Từ Washington, Oregon, Nevada cho đến thủ đô Washington D.C., hơn 600 binh lính thuộc Lực lượng Vệ binh Quốc gia Mỹ đã được điều động và luôn trong trạng thái trực chiến. Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã thiết lập trụ sở điều hành giám sát bầu cử suốt 24 giờ trong tuần lễ bầu cử. An ninh đã được tăng cường tại gần 100.000 địa điểm bầu cử trên toàn quốc, AFP đưa tin.

Ông Brad Raffensperger, Tổng thư ký bang Georgia, một bang trọng yếu của cuộc đua bầu cử, khẳng định: “Tại Georgia, chúng tôi có thể đảm bảo rằng việc bỏ phiếu sẽ dễ dàng và gian lận sẽ khó xảy ra. Hệ thống của chúng tôi rất an toàn và sẵn sàng cho mọi tình huống”.

Theo Raffensperger, các thế lực cực đoan có thể sẽ cố gắng tạo ra “sự phức tạp không cần thiết”, song, ông vẫn tự tin vào an toàn bầu cử ở bang Georgia.

Tại Arizona, một bang then chốt khác ở phía Tây Nam và là tâm điểm của những cuộc tranh cãi xung quanh bầu cử năm 2020, trung tâm bầu cử chính tại hạt Maricopa được biến thành một pháo đài với các hàng rào bằng sắt, dây thép gai, cùng lực lượng cảnh sát và đội đặc nhiệm SWAT trực chiến trên mái nhà.

Taylor Kinnerup, Giám đốc truyền thông của Văn phòng Thư ký Quận Maricopa, cho biết kể từ sau sự kiện bạo loạn tháng 1/2021, văn phòng đã tăng cường bảo mật thẻ ra vào các khu vực quan trọng, lắp đặt các rào chắn cố định và áp dụng thêm các biện pháp an ninh mạng.

Trong khi đó, tại Pennsylvania - bang có số phiếu đại cử tri lớn nhất trong nhóm bang dao động - Bộ Ngoại giao cho biết đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan an ninh và cảnh sát để bảo vệ cơ sở hạ tầng, dù không tiết lộ chi tiết cụ thể.

My lo bao loan anh 1

Lực lượng Vệ binh Quốc gia được kích hoạt, sở chỉ huy FBI được thành lập ở Washington và các đội vũ trang đặc biệt túc trực. Ảnh: Unsplash.

Ngoài an ninh vật lý, các quan chức Mỹ còn cảnh giác cao độ với các mối đe dọa trên không gian mạng. Đặc biệt là từ những quốc gia như Nga, Iran và Trung Quốc.

Theo Jen Easterly, Giám đốc Cơ quan An ninh mạng và Cơ sở hạ tầng (CISA), các nước này đang tiến hành các chiến dịch nhằm phá hoại niềm tin của người dân vào tính minh bạch của cuộc bầu cử và làm gia tăng mâu thuẫn giữa các đảng phái. “Lượng thông tin sai lệch tràn lan này đang tạo ra những mối đe dọa đối với nhân viên bầu cử”, bà Easterly nói với NBC News.

Để đảm bảo an toàn cho các nhân viên tại các điểm bầu cử, công ty Runbeck Election Services đã cung cấp hơn 1.000 thiết bị nút báo động khẩn cấp “panic button”. Những thiết bị nhỏ gọn này có thể đeo trên cổ tay hoặc để trong túi, kết nối với điện thoại di động của người sử dụng và có thể gửi tín hiệu cầu cứu đến cảnh sát hoặc các cơ quan chức năng ngay khi cần thiết.

Tại thủ đô Washington D.C, hàng rào kim loại đã được dựng lên xung quanh dinh thự của Phó Tổng thống Kamala Harris và Nhà Trắng. Một số cửa hàng đã đóng ván gỗ để đề phòng biểu tình hoặc bạo loạn.

Pamela Smith, Cảnh sát trưởng thành phố Washington, nhấn mạnh rằng thành phố sẽ không dung thứ cho bất kỳ hành động bạo lực nào. “Nếu kết quả cuộc bầu cử cần thêm thời gian để được xác định, chúng tôi muốn mọi người biết rằng chúng tôi đã chuẩn bị cho nhiều tình huống khác nhau và đã bố trí đủ nhân lực để giữ an toàn cho thành phố", bà Smith cho biết.

Nhóm người săn lùng loại mã độc nguy hiểm nhất thế giới công nghệ

Trong quyển sách mới, Renee Dudley và Daniel Golden đưa độc giả đến gần hơn với cuộc chiến thầm lặng của những chuyên gia công nghệ toàn cầu, chống lại kẻ đứng sau ransomware.

Thúy Liên

Bạn có thể quan tâm