Đức Phát có danh hiệu ở châu Phi. |
Samarveer chỉ xếp hạng 362 thế giới, thấp hơn nhiều so với Lê Đức Phát (hạng 68) nhưng VĐV người Ấn Độ đã thể hiện ấn tượng từ đầu giải. Anh đánh bại những tay vợt hàng đầu như hạt giống số 8 Rohan Nidha, tay vợt số một châu Phi Anuoluwapo Juwon Opeyori và cả hạt giống số 2 - tay vợt Nguyễn Hải Đăng của Việt Nam.
Tại chung kết, tay vợt Ấn Độ gây không ít khó khăn cho Đức Phát. Chơi tốt ở set một, VĐV Việt Nam nhanh chóng giành chiến thắng 21-10 nhưng lại để thua với sát nút 18-21 trong set hai. Đây là ván thua duy nhất của Đức Phát sau 5 trận đấu tại giải đấu ở Nigeria.
Ở set quyết định, hai VĐV liên tục ăn miếng trả miếng, giành điểm trong mỗi nhịp giao cầu. Ở thời điểm then chốt, bản lĩnh của Đức Phát đã lên tiếng đúng lúc để mang về chiến thắng sát nút 22-20.
Đây là lần thứ tư Đức Phát giành danh hiệu quốc tế trong sự nghiệp. Hồi tháng 2, tay vợt hàng đầu Việt Nam vô địch giải Uganda International Challenge để đoạt vé tham dự Olympic 2024.
Bên cạnh Đức Phát, một tay vợt khác của Việt Nam là Nguyễn Hải Đăng đã giành huy chương đồng đơn nam sau khi dừng bước tại bán kết. Tay vợt nữ Vũ Thị Anh Thư bị loại tại tứ kết đơn nữ.
Lagos International Classics 2024 là giải đấu đầu tiên của Đức Phát sau Olympic 2024. Giải diễn ra từ ngày 28 đến 31/8, thuộc cấp độ International Challenge của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF). Với tổng tiền thưởng 15.000 USD, Lagos International Classics được xem là giải cầu lông lớn nhất châu Phi năm nay.
Lê Đức Phát sinh năm 1998 tại Đồng Nai, là niềm hy vọng hàng đầu của cầu lông Việt Nam ở các giải đấu quốc tế trong bối cảnh tay vợt huyền thoại Nguyễn Tiến Minh đã bước sang tuổi 40.
NXB Công Thương giới thiệu cuốn "Triết lý lãnh đạo Park Hang-seo", nghiên cứu những kỹ năng quản trị và phong cách lãnh đạo của ông Park, thứ đã góp phần tạo nên thành công của ông ở tuyển Việt Nam ngày nay.