Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lãnh đạo ngân hàng trung ương Iran dính lệnh trừng phạt

Bộ Tài chính Mỹ ngày 15/5 công bố thêm lệnh trừng phạt nhắm vào một ngân hàng và 4 cá nhân của Iran.

Đáng chú ý, trong danh sách 4 người dính lệnh trừng phạt của Bộ Tài chính Mỹ có cả Thống đốc Ngân hàng trung ương Iran Valiollah Seif và trợ lý giám đốc Ali Tarzali phụ trách bộ phận tài chính quốc tế, theo AP.

Hai nhân vật còn lại gồm Aras Habib Kareem, một giám đốc ngân hàng, và Muhammad Qasir, một nhân vật lãnh đạo của phong trào Hamas. Ngân hàng đầu tư và tài chính Al Bilad của ông Kareem cũng nằm trong danh sách.

Bộ Tài chính Mỹ cáo buộc 4 cá nhân trên có những hoạt động hỗ trợ chuyển hàng triệu USD dưới danh nghĩa Lực lượng Quds - Vệ binh cách mạng hồi giáo (IRGC-QF) cho tổ chức Hezbollah. Bản thông báo ngày 15/5 của cơ quan này xem các cá nhân trên là “khủng bố quốc tế”.

“Mỹ sẽ không để cho Iran tiếp tục lợi dụng trắng trợn hệ thống tài chính toàn cầu. Cộng đồng quốc tế cần tỉnh táo đề phòng trước những thủ thuật của Iran cung cấp tài chính cho các nhóm khủng bố mà nước này chống lưng”, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin nhấn mạnh.

lenh trung phat anh 1
Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin. Ảnh: AP

Thống đốc Valiollah Seif cũng bị cáo buộc đã “thông đồng” với IRGC-QF tạo điều kiện hỗ trợ tài chính cho nhiều nhóm khủng bố trong đó có Hezbollah. Lệnh trừng phạt chỉ nhắm vào hai ông Seif và Tarzali chứ không mở rộng đối với Ngân hàng trung ương Iran, Bộ Tài chính Mỹ cho biết.

Động thái này diễn ra chỉ ít ngày sau khi Tổng thống Donald Trump quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran và đe dọa tăng thêm các lệnh trừng phạt nặng ký. Quyết định của nhà lãnh đạo Mỹ đã vấp phải nhiều chỉ trích gay gắt từ Iran và một số nước khác cùng ký kết thỏa thuận.

Các lệnh trừng phạt hiện nay của Mỹ ngăn cản doanh nghiệp nước này làm ăn với Iran. Trả lời đài truyền hình CNN ngày 13/5, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton tiết lộ Washington “có khả năng” thêm lệnh trừng phạt thứ cấp, ép các doanh nghiệp tại châu Âu và quốc tế phải có chính sách tương tự.

Bộ trưởng Kinh tế Pháp Bruno le Maire ngày 11/5 lên án Mỹ đang hành xử như một “cảnh sát kinh tế toàn cầu” và cho rằng các nước châu Âu phải có sự độc lập về chính sách, theo hãng tin RT. Trước đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng lên tiếng kêu gọi châu Âu cần tự quyết trong mối quan hệ với Iran.

Bất mãn vì kinh tế, biểu tình biến thành bạo lực ở Iran Tính đến sáng 1/1, ít nhất 12 người đã thiệt mạng trong các cuộc biểu tình tại Iran 5 ngày qua, xuất phát từ nguyên nhân ban đầu là sự bất mãn vì tình hình kinh tế đất nước.

Iran nỗ lực 'giải cứu' thỏa thuận hạt nhân bị Mỹ xé bỏ

Ngoại trưởng Iran nói ông tràn đầy hy vọng về "tương lai rõ ràng" của thỏa thuận đang đối mặt với nguy cơ sụp đổ sau sự rút lui của Mỹ.

Tổng thống Putin lái xe tải qua cầu nối đất liền Nga - Crimea

Ngày 15/5, cây cầu nối bán đảo Crimea với miền nam nước Nga chính thức thông xe. Tổng thống Nga Vladimir Putin đích thân lái xe trên cây cầu.


Thanh Danh

Bạn có thể quan tâm