Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Làn sóng chống thù ghét người gốc Á nổi lên trên toàn cầu

Phong trào chống kỳ thị người gốc Á trở thành làn sóng toàn cầu sau khi các vụ tấn công vì thù ghét nổ ra ở Mỹ, châu Âu, Australia, Canada và nhiều nơi khác.

chong ky thi nguoi goc A,  Han Quoc,  My,  chau Au,  Duc,  Ha Lan,  New Zealand,  Uc. Trung Quoc,  Altanta,  xa sung,  phong trao anh 1

Các hoạt động xã hội và nâng cao nhận thức chống kỳ thị người châu Á bắt đầu lan rộng ra toàn thế giới, xuất phát từ các cuộc biểu tình tại Mỹ sau vụ xả súng kinh hoàng tại Atlanta, khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 6 nạn nhân gốc Á, theo The Wall Street Journal.

Một loạt cộng đồng gốc Á và những người ủng hộ đã sử dụng mạng xã hội, tập hợp và bắt đầu lên tiếng. Hiện tượng này đang tạo nên tiếng nói mạnh mẽ cho các vấn đề bị thờ ơ nhiều năm qua, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 và những vụ bạo lực bùng phát trong những tuần gần đây.

chong ky thi nguoi goc A,  Han Quoc,  My,  chau Au,  Duc,  Ha Lan,  New Zealand,  Uc. Trung Quoc,  Altanta,  xa sung,  phong trao anh 2

Một người biểu tình chống thù ghét người châu Á ở Toronto, Canada hôm 28/3. Ảnh: Reuters.

Các cuộc biểu tình lan rộng

Nhóm nhạc Hàn Quốc BTS hôm 30/3 đã đăng đàn Twitter chia sẻ việc các thành viên của nhóm từng chịu lời miệt thị và chế giễu về ngoại hình. Trên tài khoản Twitter chính thức, nhóm đã viết: "Những gì đang xảy ra ngay bây giờ không thể tách rời chúng ta khỏi bản sắc người châu Á". Bài đăng này đã tạo ra khoảng 3 triệu lượt thích và retweet.

Ngoài Mỹ, các cuộc biểu tình phản đối kỳ thị người châu Á đã liên tục nổ ra thời gian gần đây ở Canada, Đức, Pháp, Hà Lan và New Zealand. Trên Google Trend, từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất liên quan đến việc kỳ thị là “Asian hate crimes”, với tỷ lệ tăng 1.650% trong 12 tháng qua.

Cô Steph Hai Hui Tan đã tổ chức một cuộc biểu tình vào hôm 27/3 ở New Zealand, thu hút đông đảo hơn 1.500 người châu Á, trong đó cả những người không phải gốc Á tham gia. Vụ nổ súng ở Atlanta chính là là chất xúc tác cho cuộc biểu tình này.

Tan, một cựu sinh viên ngành y tế công cộng, chưa từng tham gia một cuộc biểu tình nào trước đây. Và giờ đây, cô lại tổ chức nên cuộc biểu tình ủng hộ phong trào " Stop Asian Hate " (Ngừng thù ghét người châu Á) từ Mỹ. Cô nói: “Chúng tôi ủng hộ người Mỹ gốc Á và sẽ phá vỡ sự kỳ thị này đối với người New Zealand gốc Á. Sẽ là quá muộn để phản đối cho đến khi có thêm người phải chết”.

chong ky thi nguoi goc A,  Han Quoc,  My,  chau Au,  Duc,  Ha Lan,  New Zealand,  Uc. Trung Quoc,  Altanta,  xa sung,  phong trao anh 3

Một cuộc biểu tình ở Auckland, New Zealand, vào ngày 27/3. Ảnh: Zuma Press.

Vấn đề này đã được cả thế giới chú ý sau vụ tấn công ba cơ sở spa ở khu vực Atlanta, Mỹ vào hôm 16/3 khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 6 phụ nữ gốc Á.

Robert Aaron Long, nghi phạm duy nhất trong vụ án, đã bị buộc tội với 8 tội danh giết người. Theo các nhà chức trách, nghi phạm nhắm mục tiêu vào các cơ sở spa này với cái cớ là để thỏa mãn chứng nghiện sex. Cảnh sát vẫn đang điều tra xem vụ xả súng có yếu tố kỳ thị người gốc Á hay không.

Dù vụ án ở Altanta có yếu tố thù ghét người gốc Á hay không, thì nó đã khiến các quốc gia khác phải nhìn nhận lại vấn đề này ở nước mình.

Giáo sư luật Jerry Kang, người thành lập tổ chức công bằng, đa dạng và hòa nhập tại Đại học California, Los Angeles, cho biết, cộng đồng người châu Á ở Mỹ đã mở rộng phong trào tới toàn cầu và kết nối trực tuyến. Ông Kang, cũng là người tư vấn về thành kiếm ngầm cho các công ty đa quốc gia, cho biết: “Tôi nghĩ rằng mạng lưới phong trào được tạo ra thông qua mạng xã hội có khả năng trở thành xu hướng mang tính toàn cầu".

Trên Google Trend, cụm từ “Stop Asian Hate”, những khẩu hiệu nổi bật và các hashtag liên quan đã đạt mức cao kỷ lục, tăng hơn 5.000% trong tháng 3.

Vấn đề nóng

Ở những quốc gia nơi người châu Á chiếm thiểu số, sự bùng nổ của các hoạt động xã hội như thế này phản ánh một năm đau khổ, khi nhiều người gốc Á cho biết mức độ phân biệt đối xử, quấy rối và bạo lực với họ đã tăng cao hơn.

Nhiều thành phố đã nhận sự gia tăng của tội chống đối người gốc Á kể từ khi bắt đầu đại dịch. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang California, San Bernardino cho thấy tỷ lệ tội phạm thù ghét người châu Á ở 16 thành phố lớn nhất của Mỹ đã tăng 149% từ năm 2019 đến năm 2020. Trong cùng thời gian, các báo cáo tổng thể về tội phân biệt này đã giảm 7%.

Khó có thể tìm được dữ liệu tương tự ở châu Âu vì một số quốc gia không theo dõi tội phân biệt sắc tộc trong dữ liệu tội phạm. Ở London, theo cảnh sát, đã có 222 người phạm tội phân biệt chống lại người Đông Á trong khoảng từ tháng 6 đến tháng 9/2020, tăng gần gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Tại Anh, một giảng viên người Trung Quốc tại Đại học Southampton đã bị tấn công vào tháng 2 bởi một nhóm người đàn ông da trắng. Họ hét lên: "Virus Trung Quốc", và yêu cầu ông ra khỏi đất nước. Nạn nhân là là Peng Wang, 37 tuổi, đã bị đánh bầm tím và chảy máu mũi.

Sau vụ việc ở Atlanta, nhóm vận động End the Virus of Racism (tạm dịch: Chấm dứt Virus Phân biệt chủng tộc) tại Anh, đã bị quá tải email từ giới truyền thông và những người chống phân biệt chủng tộc đối với người Đông Á và Đông Nam Á. Quyền lợi của thành viên tăng đột biến. Các hoạt động kêu gọi khác, kể cả lời kêu gọi hành động với các nhóm người khác, được tiếp thêm năng lượng hơn bao giờ hết, bà Hau-Yu Tam, chủ tịch lâm thời của tổ chức cho biết.

“Vụ xả súng ở Atlanta đã làm thức tỉnh chúng ta, đây rõ ràng cũng là một vấn đề nóng ở Anh".

Theo một cuộc khảo sát gần đây của tổ chức tư vấn có tên là Lowy, đặt trụ sở tại Sydney, có ít nhất 5 người Australia gốc Hoa bị đe dọa hoặc tấn công về thể chất do gốc gác của mình.

Nghiên cứu được đưa ra trong thời điểm căng thẳng của quan hệ Australia - Trung Quốc, khi hai nước đang tranh cãi về thương mại và các vấn đề khác.

Khi được hỏi về cuộc khảo sát Lowy vào đầu tháng này, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cầu xin Úc “trước hết hãy giải quyết các vấn đề phân biệt chủng tộc và phân biệt đối xử tại quê nhà” và chỉ trích sự phân biệt đối xử liên tục đối với những người gốc Á.

Tạo ra sự đoàn kết

Peter Cai, một nhà nghiên cứu tại Lowy, tập trung vào quan hệ Trung Quốc - Australia, phân tích rằng điều này khiến các nhà lãnh đạo trong cộng đồng người Australia gốc Hoa rất lo lắng về việc làm gì và không thể làm gì, cũng như cách họ phải phản ứng như thế nào.

chong ky thi nguoi goc A,  Han Quoc,  My,  chau Au,  Duc,  Ha Lan,  New Zealand,  Uc. Trung Quoc,  Altanta,  xa sung,  phong trao anh 4

Những người tham gia cuộc biểu tình ‘Stop Asian Hate’ ở Amsterdam, Hà Lan vào cuối tuần qua. Ảnh: Zuma Press.

Theo một báo cáo hồi tháng 2 từ Ủy ban Nhân quyền của New Zealand, gần hai phần ba số người trả lời cuộc khảo sát cho biết cộng đồng người Trung Quốc bị phân biệt đối xử, với các hình thức phổ biến nhất là bị bắt nạt online, bị nhìn chằm chằm ở nơi công cộng và bị lạm dụng trực tiếp.

Dòng tweet của BTS cũng là kết quả của một sự cố liên quan đến chính nhóm. Vào cuối tháng 2, một người dẫn chương trình phát thanh của Đức, khi xem BTS ​​cover ca khúc của ban nhạc Coldplay, đã so sánh ban nhạc Hàn Quốc với “một số loại virus kinh khủng, hy vọng rằng sẽ sớm có vaccine điều trị”. Nhà đài của Đức, Bayern 3, sau đó đã phải xin lỗi.

Các nghệ sĩ Hàn Quốc khác, bao gồm những người sinh ra tại Mỹ, cũng ủng hộ phong trào Stop Asian Hate. Eric Nam, một ca sĩ người Hàn Quốc lớn lên ở Atlanta, Mỹ đã bày tỏ trên Tạp chí Time rằng: “Tấn công vào một người chính là tấn công vào tất cả”.

Erin Aeran Chung, giáo sư tại Đại học Johns Hopkins, chuyên gia về chính trị Đông Á, cho biết: “Đây là thời điểm khác biệt. Mong muốn này không chỉ đơn giản là đoàn kết cộng đồng trong nước, mà còn lan tỏa ra bên ngoài và tạo ra một sự đoàn kết chống phân biệt chủng tộc mạnh mẽ".

'Tôi phải lên tiếng, vì họ đối xử với người gốc Á ngày càng tệ hơn' Theo thống kê của Stop AAPI Hate, từ 19/3/2020 đến 28/2/2021, đã có hơn 3.795 vụ việc có yếu tố thù hận chống lại cộng đồng người Mỹ gốc Á và người dân các đảo Thái Bình Dương.

‘Sự thù ghét người gốc Á đã lên đỉnh điểm’

Người gốc Á ngày càng có chỗ đứng ở Mỹ. Tuy nhiên, cùng với sự thành công, họ phải đối mặt với nỗi sợ. Vụ xả súng khiến 8 người thiệt mạng ở Georgia khiến cộng đồng này rúng động.

'Tôi tức sôi máu, người bị hại có thể là dì, mẹ hoặc bà của tôi'

Vụ tấn công một phụ nữ gốc Á đang trên đường đến nhà thờ gần Quảng trường Thời đại, New York ngày 29/3 khiến cộng đồng gốc Á càng kiên quyết đấu tranh với tội phạm thù ghét ở Mỹ.

Bảo Châu

Bạn có thể quan tâm