Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Tôi tức sôi máu, người bị hại có thể là dì, mẹ hoặc bà của tôi'

Vụ tấn công một phụ nữ gốc Á đang trên đường đến nhà thờ gần Quảng trường Thời đại, New York ngày 29/3 khiến cộng đồng gốc Á càng kiên quyết đấu tranh với tội phạm thù ghét ở Mỹ.

Đoạn video quay lại vụ hành hung ngày 29/3 đã nhanh chóng thu hút hàng triệu lượt xem và bình luận lên án không chỉ đối với kẻ hành hung mà còn với những người thờ ơ chứng kiến vụ việc, theo AP.

Nghi phạm đã bị bắt giữvà buộc tội ngày 31/3.

Sau khi xem đoạn video, ông Stan Lee - cựu lính cứu hỏa gốc Á, thuộc đội tình nguyện tuần tra khu Chinatown ở Francisco - chia sẻ: “Tôi tức sôi máu, người bị hại có thể là dì, mẹ hoặc bà của tôi. Qua sự việc, chúng tôi có thêm động lực để chăm sóc bản thân mình. Chúng tôi coi mọi người trong cộng đồng là gia đình mình. Không nhất thiết chỉ người châu Á”.

Ở New York, cô Teresa Ting - 29 tuổi, người Mỹ gốc Hoa, tình nguyện viên nhóm tuần tra Main Street Patrol - chia sẻ: “Đó có thể là mẹ của tôi, ở một nơi khác, một thời điểm khác. Tôi thực sự muốn làm điều gì đó hơn là chỉ ngồi trong nhà và nhắn tin trên mạng xã hội”, cô Teresa Ting chia sẻ.

Với mong muốn có thể hướng dẫn nhiều người tham gia nhóm tuần tra hơn cũng như chia sẻ biện pháp đối phó để mọi người có thể sử dụng, cô Ting nói: "Tôi nghĩ điều đó là cần thiêt đối với cộng đồng gốc Á lúc này. Rất nhiều người lớn tuổi gặp trở ngại về ngôn ngữ. Họ thậm chí không hiểu tiếng Anh. Đó là lý do nhiều vụ phạm tội không được báo cáo”.

no luc cua cong dong goc A,  chong toi pham thu han,  My anh 1

Cô Teresa Ting đang tuần tra khu Flushing, New York ngày 31/3. Ảnh: AP.

Cô Emily May, đồng sáng lập ứng dụng Hollaback!, cho biết: “Điều đáng lo ngại là trong đoạn video, nhiều người chứng kiến sự việc dường như không có bất kỳ động thái giúp đỡ nạn nhân. Họ có nhiều cách can thiệp mà không ảnh hưởng sự an toàn của chính họ, như la lớn hoặc đánh lạc hướng kẻ tấn công”.

Cô Marita Etcubanez, giám đốc cấp cao của Tổ chức Asian Americans Advancing Justice, nói rằng: “Tổ chức đã hợp tác với Hollaback! năm ngoái để đào tạo trực tuyến miễn phí cho những người chứng kiến vụ tấn công nhằm vào người gốc Á. Đã có hơn 1.000 người đăng ký trong 2 khóa đầu tiên. Điều đó cho thấy cộng đồng rất quan tâm vấn đề này”.

Cộng đồng người Mỹ gốc Á vẫn chưa hết bàng hoàng dù nhiều tuần đã trôi qua sau vụ xả súng vào 3 tiệm spa do người châu Á làm chủ ở Atlanta khiến 8 người thiệt mạng, trong đó có 6 phụ nữ gốc Á. Nghi phạm giết người vẫn chưa bị buộc tội. Nhiều người không khỏi phẫn nộ khi nghi phạm đổ lỗi cho “chứng nghiện tình dục”.

Đánh giá tình trạng tội phạm thù hận gia tăng "đáng lo ngại" ở Mỹ, Bộ trưởng Tư pháp Merrick Garland hôm 30/3 đã yêu cầu xem xét cách thức Bộ Tư pháp Mỹ bố trí nguồn lực chống lại hành vi nhằm vào người Mỹ gốc Á.

Theo thống kê của Tổ chức Stop AAPI Hate, đã có hơn 3.800 vụ việc có yếu tố thù hận chống lại cộng đồng người Mỹ gốc Á và người dân các đảo Thái Bình Dương. “Con số này chỉ là một phần nhỏ so với những gì diễn ra thực tế”, một chuyên gia của tổ chức cho biết.

'Tôi phải lên tiếng, vì họ đối xử với người gốc Á ngày càng tệ hơn' Theo thống kê của Stop AAPI Hate, từ 19/3/2020 đến 28/2/2021, đã có hơn 3.795 vụ việc có yếu tố thù hận chống lại cộng đồng người Mỹ gốc Á và người dân các đảo Thái Bình Dương.

'Tôi sợ hãi vì là người gốc Á ở Mỹ'

Tội ác vì thù hận nhắm vào người gốc Á ở Mỹ tăng cao trong thời gian gần đây với những vụ việc gây phẫn nộ và khiến cộng đồng này lo lắng cho sự an toàn của mình.

Nghi phạm đạp cụ bà gốc Á ở New York từng ngồi tù 17 năm vì giết mẹ

Truyền thông Mỹ tiết lộ Brandon Elliot, nghi phạm tấn công cụ bà gốc Á vào ngày 29/3 tại New York, từng ngồi tù từ năm 2002 đến năm 2019 vì sát hại mẹ ruột khi mới 19 tuổi.

Mỹ càng căng với Trung Quốc, người gốc Á càng lo bị tấn công

Cộng đồng người gốc Á ở Mỹ lo ngại xung đột gia tăng giữa chính quyền Biden với Bắc Kinh có thể khiến tình trạng thù hận nhằm vào họ nghiêm trọng hơn.

Cường Lê

Bạn có thể quan tâm