Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lần hiếm hoi Trung Quốc công bố cách chọn lãnh đạo cấp cao

Một bài báo đăng hôm 13/3 của hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa xã đã làm sáng tỏ tiêu chí mà Bắc Kinh sử dụng để lựa chọn những quan chức chính phủ hàng đầu.

Các đại biểu Quốc hội Trung Quốc mới đắc cử cúi chào ông Tập Cận Bình sau khi tuyên thệ. Ảnh: Reuters.

Tân Hoa xã lần đầu công bố quy trình bầu lãnh đạo cấp trung ương sau kỳ họp lưỡng hội, trong đó bao gồm các tiêu chí về tuổi tác và kinh nghiệm công tác.

South China Morning Post đánh giá bài báo là tiết lộ hiếm hoi về các tiêu chuẩn để Trung Quốc đề cử và bổ nhiệm quan chức hàng đầu cho Hội đồng Nhà nước, Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc, Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC) và Quân ủy Trung ương.

Các tiêu chí chọn lựa

Theo bài báo, những ứng viên được đề cử mới nên sinh sau tháng 1/1955 nhằm “xây dựng đội ngũ lãnh đạo một cách chủ động và ổn định”.

Giới hạn độ tuổi này yêu cầu các quan chức phải từ 68 tuổi trở xuống. Tuy nhiên, tiêu chí có thể được nới lỏng đối với một số quan chức, bao gồm những người đến từ Hong Kong, Macau và các nhóm dân tộc thiểu số, theo Tân Hoa xã.

Bên cạnh đó, bài báo cho biết những người từng phục vụ ở các vị trí lãnh đạo cấp tỉnh hoặc cấp bộ trong hơn 5 năm được khuyến khích. Quy định này có thể áp dụng linh hoạt cho những ứng viên đủ khả năng đảm nhiệm hai nhiệm kỳ liên tiếp.

lanh dao Trung Quoc anh 1

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trong phiên bế mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc khóa XIV tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh vào ngày 13/3. Ảnh: Reuters.

Bài báo được đưa ra sau lễ bế mạc Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc hôm 13/3.

Trong tuần qua, cơ quan lập pháp Trung Quốc đã thông qua việc bổ nhiệm các chức vụ hàng đầu của chính phủ, bao gồm thủ tướng và một số bộ trưởng chủ chốt. Cuộc cải tổ nhân sự lớn đã hoàn thành quá trình chuyển đổi lãnh đạo hai lần một thập kỷ của Trung Quốc.

Tân Hoa xã cho biết những người mới được đề cử đều là các quan chức chủ chốt trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có lý lịch chính trị trong sạch, đảm bảo tính đại diện của phụ nữ, dân tộc thiểu số và cả người không phải là đảng viên đảng Cộng sản Trung Quốc.

Cũng theo hãng tin nhà nước, một đặc điểm nổi bật của quá trình lựa chọn lãnh đạo mới là việc quy hoạch có hệ thống và xem xét một cách toàn diện.

Bài báo cho hay Chủ tịch Tập Cận Bình đã đích thân tham vấn với một số lãnh đạo cấp cao về việc lựa chọn các quan chức nhà nước.

Theo bài báo, từ tháng 4 đến tháng 6/2022, ông Tập và các quan chức khác từ chính quyền trung ương đã thu thập ý kiến ​​và đề xuất từ hơn 300 người.

Trường hợp ngoại lệ

Tuy nhiên, Tân Hoa xã không đề cập đến bất kỳ trường hợp ngoại lệ nào trong cuộc cải tổ nhân sự gần đây, chẳng hạn việc thăng chức cho Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương lên làm ủy viên Quốc vụ viện vào tuần trước.

Mới chỉ khoảng hai tháng kể từ khi ông Tần Cương, 56 tuổi, được bổ nhiệm làm ngoại trưởng, chức vụ cấp bộ đầu tiên trong sự nghiệp của ông.

lanh dao Trung Quoc anh 2

Ngoại trưởng Tần Cương được bổ nhiệm giữ chức vụ Ủy viên Quốc vụ nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, trong Kỳ họp thứ nhất Đại hội Đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc khóa XIV. Ảnh: Reuters.

Cơ quan lập pháp quốc gia Trung Quốc cũng phê chuẩn đề cử ông Trương Hựu Hiệp (72 tuổi), sinh sớm hơn 4 năm trước năm 1955, làm Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương.

Tân Hoa xã lưu ý rằng một số quan chức cấp cao đã chủ động từ chức để nhường lại vai trò cho các cán bộ trẻ hơn.

Bài báo cho biết họ đã từ chức sau khi cân nhắc "lợi ích của đảng và nhân dân, với tinh thần trách nhiệm cao vì sự phát triển của đất nước và chấn hưng dân tộc".

Ngoài ra, quyết định để ngỏ các vị trí cho các quan chức trẻ hơn “thể hiện tư duy cởi mở và liêm chính cao”.

Bài báo không nêu tên các quan chức nào đã tình nguyện từ chức, nhưng cựu thủ tướng Lý Khắc Cường và cựu chủ tịch CPPCC Uông Dương, cả hai đều sinh năm 1955, đã nghỉ hưu trong tháng này.

Theo Tân Hoa xã, các ứng cử viên cho vai trò lãnh đạo tại những cơ quan nhà nước và cơ quan cố vấn chính trị hàng đầu của đất nước nên “hiểu sâu sắc” tầm quan trọng của “Hai cơ sở” - ám chỉ vai trò của ông Tập với tư cách là nhà lãnh đạo cốt lõi và ý tưởng của ông là nền tảng của nguyên tắc chỉ đạo của đảng.

Bài báo cũng cho biết quá trình lựa chọn đã được giữ bí mật và không có rò rỉ thông tin, cho thấy “kết quả đáng chú ý của sự quản lý đảng nghiêm ngặt và một hệ sinh thái chính trị trong sạch, ngay thẳng”.

Tháng 10/2022, một bài báo tương tự của Tân Hoa xã cho biết ông Tập đã trực tiếp tham gia vào việc lựa chọn Ủy ban Trung ương, cơ quan hoạch định chính sách hàng đầu của đảng Cộng sản Trung Quốc. Bài báo nêu rõ rằng trong số các tiêu chí, lòng trung thành quan trọng hàng đầu.

Những cuốn sách để hiểu về Trung Quốc

Mục Thế giới giới thiệu tới độc giả các cuốn sách nên đọc để hiểu thêm về Trung Quốc - một trong những cường quốc châu Á và đối tác hàng đầu của Việt Nam trên nhiều lĩnh vực.

Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Đằng sau mục tiêu tăng trưởng 'khoảng 5%' năm 2023 của Trung Quốc

Việc Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng trong năm 2023 ở mức "khoảng 5%", được đánh giá là khá khiêm tốn, có thể là một dấu hiệu cho thấy sự cẩn trọng của giới lãnh đạo nước này.

Tân thủ tướng Trung Quốc tổ chức cuộc họp báo đầu tiên

Tân Thủ tướng Lý Cường cho biết mục tiêu đầu tiên của chính phủ Trung Quốc sẽ là "cải thiện cuộc sống và sức khỏe" của người dân.

Minh An

Bạn có thể quan tâm