Tên lửa Terran 1 của công ty Relativity Space, có 85% vật liệu được chế tạo từ công nghệ in 3D. Ảnh: Relativity Space/CNN. |
Tên lửa Terran 1, được thiết kế với mục đích đưa vệ tinh cỡ nhỏ vào quỹ đạo, đã được phóng từ trạm không gian Cape Canaveral. Tên lửa đã hoàn tất giai đoạn phóng đầu tiên khi rời bệ phóng, nhưng đã không đủ nhiên liệu để bay tới quỹ đạo, CNN đưa tin.
Trước vụ phóng ngày 22/3, CEO của Relativity Tim Ellis kỳ vọng tên lửa Terran 1 sẽ thành công ngay trong lần thử đầu tiên. Dù vậy, ông xem việc tên lửa có thể rời bệ phóng và bay được trong thời gian ngắn đã là bước tiến.
Đây cũng được xem như thành công bước đầu trong công nghiệp vũ trụ, khi một công ty tư nhân có thể phóng tên lửa được chế tạo phần lớn từ vật liệu in 3D. Các tên lửa ngày nay có một số bộ phận được in 3D, nhưng Terran 1 có 85% vật liệu sử dụng quá trình này.
Tên lửa Terran 1 được phóng vào ngày 22/3. Ảnh: Relativity Space. |
Công ty cho biết việc ứng dụng in 3D để chế tạo tên lửa có thể giảm thời gian sản xuất, dùng ít vật liệu hơn và có thể thay đổi bằng phần mềm. Công ty start-up có trụ sở tại California này đặt mục tiêu chế tạo tên lửa chỉ trong 60 ngày, theo CNBC.
Terran 1 tiêu tốn 12 triệu USD cho mỗi lần phóng, và nó có thể mang vật nặng đến 1.250 kg bay vào quỹ đạo Trái Đất tầm thấp.
Công ty Relativity cũng đang nghiên cứu loại tên lửa kế nhiệm Terran R, có thể mang theo vật nặng 20.000 kg vào quỹ đạo.
Hồi năm 2022, CEO Tim Ellis nói rằng công nghệ in 3D mà công ty đang phát triển có thể là nhân tố thay đổi cuộc chơi trong các ngành sản xuất công nghiệp như máy bay, turbine gió, máy lọc dầu.
Hiểu về vũ trụ qua những cuốn sách
Mục Thế giới giới thiệu các cuốn sách về vũ trụ như cuốn “Vũ trụ”, “Lược sử thời gian”, “Một đêm”. Đây là những cuốn sách cung cấp kiến thức về vũ trụ, khơi gợi cảm hứng khám phá khoảng không vô tận.
> Độc giả có thể xem thêm tại đây.