Nhiều thân gỗ bị đốn hạ, nằm ngổn ngang. |
Cuối tháng 2, sau khi nắm thông tin rừng ở xã Sơ Pai, huyện KBang do Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai quản lý, bảo vệ đang bị tàn phá nặng nề, VietNamNet đã thâm nhập hiện trường, ghi nhận sự việc.
Người dẫn đường tên Q. cùng chúng tôi vượt quãng đường khá xa để vào dốc Cô Nụ; từ đây vượt qua chốt bảo vệ rừng 10C5 (thuộc tiểu khu 114, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Sơ Pai).
Qua khỏi chốt 10C5 chừng 500 m, chúng tôi bất ngờ chứng kiến cảnh rừng đại ngàn Sơ Pai bị tàn phá, giống như một "công trường" khai thác gỗ.
Một cây gỗ có đường kính lớn vừa bị cắt hạ, lấy đi phần thân. |
Tại hiện trường, nhiều gốc gỗ xoay có đường kính bằng 2 người ôm bị cắt hạ, vết cắt còn đang rỉ nhựa; bìa gỗ, cành ngọn nằm la liệt trong rừng. Các hộp gỗ được xẻ đã biến mất bí ẩn...
Tiến sâu vào trong rừng Sơ Pai, mức độ “tàn sát” cây cổ thụ càng dày đặc hơn.
Đi tiếp khoảng hơn 100 m, chúng tôi bắt gặp cây gỗ sao vàng "khủng" mới bị cắt hạ, dấu vết còn mới... nằm trong khu vực quản lý của chốt bảo vệ rừng Suối Nước. Cây gỗ sao vàng này cao hơn 20 m, nhựa vẫn đang chảy ra, thân gỗ chưa bị lâm tặc mang đi.
Trong quá trình thâm nhập, chúng tôi còn bắt gặp hàng chục cây gỗ có đường kính rất lớn bị triệt hạ giữa rừng già Sơ Pai.
Những thân gỗ lớn bị xẻ, lâm tặc chưa kịp mang đi khỏi rừng. |
Theo anh Q., rừng Sơ Pai đã bị tàn phá thời gian dài, lâm tặc chỉ cắt những cây gỗ xoay, dổi, sao vàng… có đường kính lớn mấy người ôm, còn cây nhỏ để lại.
Anh Q. còn cho biết thêm những cây gỗ sau khi bị hạ xuống, lâm tặc xẻ thành từng hộp, vận chuyển bằng những xe sắt độ chế, đưa ra khỏi rừng.
Sau khi nhận được thông tin, hình ảnh từ phóng viên, ông Vũ Quang Sáng, Hạt trưởng kiểm lâm huyện KBang, cho biết đã ghi nhận sự việc và cử người vào kiểm tra hiện trường để có hướng xử lý tiếp theo.
Sách hay về xã hội
Văn minh Việt Nam - nhà dân tộc học Georges Condominas từng nhận xét tác phẩm này là “Cửa sổ để thế giới hiểu về Việt Nam”.
Nghiên cứu Văn minh vật chất của người Việt ngược dòng thời gian, tái hiện quá khứ, ngọn nguồn văn hóa Việt qua đời sống vật chất phong phú, đầy biện chứng khoa học.