Google cũng có chức năng báo động đất. Ảnh: Xuân Sang. |
Động đất là hiện tượng tự nhiên nguy hiểm, xuất hiện do sự giải phóng năng lượng bất ngờ ở lớp vỏ trái đất. Gần đây nhất, ngày 28/7, tại huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum) xảy ra 21 trận động đất. Từ 0-7h ngày 29/7, nơi đây tiếp tục xảy ra 11 trận động đất khác.
Việt Nam không phải là quốc gia thường xuyên xảy ra các vụ động đất lớn. Do vậy, người dân chưa có nhiều kinh nghiệm tra cứu thông tin liên quan đến hiện tượng này.
Hiện tại trên Internet có nhiều công cụ miễn miễn phí, đưa tin cập nhật với độ chính xác cao liên quan đến động đất mà người dùng có thể sử dụng.
Đối với người dùng trong nước, nơi cung cấp thông tin đầy đủ là website http://igp-vast.vn/ của Viện Vật lý Địa cầu (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam). Website cung cấp đầy đủ dữ liệu về các sự kiện địa chất trong nước, gồm dư chấn mà nhiều thông tin quốc tế không cập nhật.
Vị trí động đất xảy ra ở huyện huyện Kon Plông (tỉnh Kon Tum). Ảnh: Viện Vật lý địa cầu. |
Chuyên trang động đất của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) là nguồn tin được các công ty công nghệ, truyền thông quốc tế sử dụng khi cần đưa tin về hiện tượng này. Người dùng có thể truy cập địa chỉ https://earthquake.usgs.gov/earthquakes/ để theo dõi các vụ động đất đã được ghi nhận theo thời gian thực. Trang sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian, vụ gần nhất nằm ở ở đầu. Ngoài ra, độ mạnh của trận động đất theo độ richter được chú thích bên cạnh.
Bên cạnh đó, USGS cũng cung cấp phần bản đồ trực quan để người dùng theo dõi. Các chấm màu tượng trưng cho vị trí xảy ra động đất. Kích thước tương đương với độ lớn và phạm vi ảnh hưởng.
Ngoài ra, người dùng trong nước cũng có thể kiểm tra nhanh thông tin động đất bằng công cụ tìm kiếm Google. Bằng từ khóa “động đất”, nền tảng sẽ trả về thông tin được lấy trực tiếp từ Cục Khảo sát Địa chất Mỹ. Các sự kiện được liệt kê theo trình tự thời gian và có vị trí kèm theo. Phần đồ họa của Google cung cấp cũng trực quan hơn với vị trí tâm chấn, phạm vi ảnh hưởng được mô tả chính xác.
Trang báo động đất của Cục Khảo sát Địa chất Mỹ. Ảnh: USGS. |
Tuy nhiên, công cụ hiện chỉ cung cấp thông tin bằng tiếng Anh. Trên một số thiết bị, thời gian được hiển thị theo múi giờ Mỹ, không thân thiện với người dùng trong nước.
Một số ứng dụng trên Android, iOS có chức năng thông báo khi có động đất. Tuy nhiên, các app này thường đính kèm nhiều quảng cáo, đưa dữ liệu không cần thiết, gây bất tiện cho người dùng di động.
Nhóm người săn lùng loại mã độc nguy hiểm nhất thế giới công nghệ
Trong quyển sách mới, Renee Dudley và Daniel Golden đưa độc giả đến gần hơn với cuộc chiến thầm lặng của những chuyên gia công nghệ toàn cầu, chống lại kẻ đứng sau ransomware.