Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lạm phát tháng 8 vẫn có thể âm

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, trong phiên họp thường kỳ chiều 31/7 cho biết, không nên coi tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng âm trong hai tháng 6 và 7 là dấu hiệu của suy giảm kinh tế hay giảm phát.

Lạm phát tháng 8 vẫn có thể âm

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam, trong phiên họp thường kỳ chiều 31/7 cho biết, không nên coi tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng âm trong hai tháng 6 và 7 là dấu hiệu của suy giảm kinh tế hay giảm phát.

Theo Bộ trưởng Đam, tính chung CPI hai tháng 6 và 7 lần lượt -0,26% và -0,29%. Nhưng theo thông lệ, nếu loại bỏ 2 nhóm mặt hàng là năng lượng và lương thực, thì lạm phát lõi hai tháng qua vẫn dương. Vì hai nhóm mặt hàng trên phụ thuộc nhiều vào điều kiện bên ngoài mà không phụ thuộc vào bản chất nền tài chính, tiền tệ của nền kinh tế.

“Chính phủ cũng đã bàn bạc nhiều về vấn đề này và thấy rõ, CPI giảm liên tục và theo thống kê chung, tính chung lại tháng 6 và 7 là âm, dự kiến tháng 8 vẫn sẽ còn âm nếu tính cả năng lượng, lương thực”, ông Vũ Đức Đam bổ sung.

Về đề xuất tung gói kích cầu hỗ trợ doanh nghiệp, đại diện Văn phòng Chính phủ cho biết, để doanh nghiệp phát triển lâu dài, kinh tế vĩ mô phải ổn định, lãi suất thấp. Muốn có lãi suất cho vay thấp thì lãi suất huy động vốn thực dương phải thấp, khi đó lạm phát thấp, kinh tế vĩ mô mới ổn định.

“Nếu điều hành lạm phát năm nay là 7%, sang năm phải giảm xuống nữa mới ổn định vĩ mô được lâu dài. Mức 7%, so với nền kinh tế Việt Nam cần cân nhắc để có giải pháp vừa đảm bảo được kiềm chế lạm phát mà vẫn duy trì tăng trưởng”, ông Đam bình luận. Ông cũng cho biết, doanh nghiệp khó khăn cũng có thể là cơ hội để tái cơ cấu, ổn định vĩ mô trong nhiều năm.

LAN ANH

Theo Infonet

LAN ANH

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm