Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Lãi ngân hàng mang ý nghĩa gì?

Nếu khoảng cách giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiết kiệm càng tăng, ngân hàng càng làm tốt nhiệm vụ của mình.

Việc gán cho lãi suất một chức năng kinh tế cũng không giúp giải thích ngân hàng kiến tạo giá trị như thế nào. Nhà kinh tế học theo truyền thống đã xử lý “vấn đề ngân hàng” bằng cách giả định rằng ngân hàng kiến tạo giá trị từ nhiều cách khác, và dùng sự chênh lệch lãi suất (giữa tiền tiết kiệm và tiền vay) như một cách gián tiếp để thể hiện giá trị, vì nó xuất phát từ một dịch vụ không thể định giá trực tiếp.

Họ lập luận rằng, ngân hàng cung cấp ba “dịch vụ” chính: “chuyển đổi kỳ hạn” (chuyển đổi từ tiền gửi ngắn hạn thành khoản vay thế chấp hay khoản vay doanh nghiệp); thanh khoản (cung cấp tiền mặt ngay lập tức thông qua khoản vay ngắn hạn hay thấu chi cho doanh nghiệp và hộ gia đình khi cần chi trả gấp); và có lẽ quan trọng nhất, đánh giá tín dụng (phê duyệt hồ sơ vay vốn để quyết định xem ai là người đáng tin cậy và điều kiện khoản vay như thế nào là hợp lý).

Ngan hang anh 1

Ảnh minh hoạ. Nguồn: vedanti/Pexels.

Bên cạnh việc truyền dẫn nguồn quỹ từ người cho vay đến người vay, ngân hàng còn điều hành nhiều hệ thống chi trả liên kết người mua và người bán. Những hoạt động này, đặc biệt là nghiệp vụ chuyển đổi tiền gửi kỳ hạn ngắn thành khoản vay kỳ hạn dài và đảm bảo tính thanh khoản cho khách hàng thấu chi, cũng đồng thời luân chuyển rủi ro từ ngân hàng sang các doanh nghiệp khối tư nhân khác.

Gói dịch vụ này tổng hợp thành nghiệp vụ “trung gian tài chính”. Giả định ở đây là, thay vì trực tiếp thu phí cho các dịch vụ này, ngân hàng thu phí gián tiếp bằng cách cho vay với lãi suất cao hơn mức lãi suất tiền vay của họ.

Chi phí của “dịch vụ trung gian tài chính, thể hiện một cách gián tiếp” (financial intermediation services, indirectly measured, hay FISIM) được tính bằng sự kê tăng giữa lãi suất vay tiền từ khách hàng với lãi suất thấp nhất trên thị trường. Chuyên gia thống kê quốc gia giả định một con số “lãi suất tham khảo” mà người vay và người cho vay cảm thấy sẵn sàng trả và nhận (chi phí “thuần” của việc vay mượn). Họ đo lường FISIM là chênh lệch mà ngân hàng có thể tác động khiến lãi suất cho vay xuống thấp hơn và lãi suất vay lên cao hơn lãi suất tham khảo, nhân với khoản vay.

Sự chênh lệch này tồn tại ổn định, theo các nhà kinh tế học đã phát minh ra khái niệm FISIM, là chỉ báo cho thấy ngân hàng đang làm một việc hữu ích. Nếu khoảng cách giữa lãi suất cho vay và lãi suất tiết kiệm càng tăng, họ càng làm tốt nhiệm vụ của mình. Điều này đặc biệt đúng khi xem xét thực trạng từ cuối thập niên 1990, các ngân hàng lớn đã thoải mái áp đặt thêm nhiều khoản phí trực tiếp vào dịch vụ của mình bên cạnh việc duy trì phí “gián tiếp” thông qua chênh lệch lãi suất.

Theo lập luận này, ngân hàng có đóng góp tích cực vào đầu ra quốc gia, và việc họ có thể nâng cao cách biệt giữa chi phí vay và chi phí cho vay là thước đo chính của đóng góp này. FISIM được đề xuất đưa vào tài khoản quốc gia lần đầu tiên năm 1953, nhưng mãi đến thập niên 1990, các dịch vụ trong FISIM được giả định là hấp thụ bởi các công ty tài chính và phi tài chính, do đó nó không đi đến đầu ra cuối cùng.

Tuy nhiên, phiên bản SNA 1993 đã bắt đầu quá trình công nhận FISIM là giá trị cộng thêm, và như vậy là có đóng góp cho GDP. Việc này đã biến khoản chi phí nặng nề trước kia thành nguồn giá trị cộng thêm chỉ sau một đêm. Thay đổi này đã chính thức được đề nghị tại hội nghị Hiệp hội Quốc tế Thống kê Chính thức năm 2002, và được đưa vào hầu hết các tài khoản quốc gia vừa kịp lúc cuộc khủng hoảng tài chính 2008 nổ ra.

Mariana Mazzucato/NXB Trẻ

SÁCH HAY