Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Ký ức kinh hoàng về vụ tấn công khí độc 100 năm trước

Đức là quốc gia đầu tiên sử dụng hóa chất độc trên chiến trường trong Thế chiến thứ nhất. Hàng trăm tấn khí clo tỏa khắp trận địa khiến lính Pháp chết hàng loạt trong vài phút.

Nhiều binh sĩ Pháp thấy họng đau rát, khó thở và ngã khi hít khí độc trên chiến trường. Ảnh: Planeta.ru

Trận chiến Ypres lần thứ hai diễn ra trên mặt trận phía tây từ tháng 4 đến tháng 5/1915 giữa quân đội Đế quốc Đức và liên quân Anh, Pháp, Canada. Trong trận chiến ấy, quân Đức thắng và gây thiệt hại nặng nề cho liên quân do sử dụng khí độc quy mô lớn, theo CBS News.

Vài ngày trước cuộc giao tranh, quân Đức âm thầm chôn hơn 5.000 bình khí clo (tương đương 150 tấn khí) gần trận địa tại thị trấn Ypres của Bỉ. Ngày 22/4/1915, sau cuộc pháo kích ngắn ngủi và hướng gió thuận lợi, Đức thả khí độc về phía quân Pháp tại Gravenstafel.

Georges Lamour, người từng chỉ huy trung đoàn bộ binh 73 của Pháp, kể rằng ông thấy làn khói màu vàng xanh bao phủ khắp trận địa. Ông chỉ kịp gọi điện tới các sở chỉ huy để nói: "Tôi sắp chết".

Nhiều binh sĩ Pháp sùi bọt mép, điên loạn và mù vì hít hơi độc. Khí clo ngấm vào dịch cơ thể, ăn mòn mắt, cổ họng và phổi. Nó có thể phản ứng với nước trong niêm mạc phổi để tạo thành axit clohydric, một chất kích thích gây tử vong.

Nhiều người vứt súng, chạy khỏi chiến trường. Chỉ trong 5 phút đầu, khoảng 1.200 quân Pháp thiệt mạng. Ngựa, chuột, thậm chí côn trùng cũng chết.

"Sau khi hít khí độc, bạn sẽ có cảm giác giống như người ngạt nước", Piet Chielens, người phụ trách Bảo tàng Fields In Flanders gần thị trấn Ypres, nói.

Thành viên của Hội Chữ thập đỏ Đức luôn mang theo chai nước để chữa trị cho các binh sĩ trúng độc do hít khí clo. Ảnh: AP

24 giờ cuối cùng của trùm phát xít Adolf Hitler (kỳ 1)

Ngay trước lễ thành hôn với Eva Braun, Quốc trưởng Adolf Hitler yêu cầu thư ký viết vào di chúc rằng ông ta chưa bao giờ lấy vợ. Trước đó trùm phát xít ra lệnh giết em rể của Eva.

Theo Ann Callens, nhà sử học người Anh, hậu quả của khí clo vô cùng lớn. Trong một giờ, quân Đức tiến sâu vào trận địa của liên quân hơn 6 km.

Tuy nhiên, do Đức ngạc nhiên trước thành công của loại vũ khí mới và không chuẩn bị trước, quân Canada kịp thời phản công và giữ vững trận tuyến dù chịu tổn thất lớn về lực lượng.

Sau khi Chiến tranh Thế giới thứ nhất kết thúc, các sử gia ước tính khoảng 90.000 người thiệt mạng trong tổng số hơn 1 triệu người nhiễm độc vì các cuộc tấn công bằng khí hóa học của cả hai phe.

"Nhiều chiến binh không chết nhưng họ mắc các bệnh như viêm phế quản mãn tính, viêm phổi tới cuối đời", Chielens nói.

Ngày nay, nông dân sống và canh tác trên chiến trường xưa vẫn phải chịu những vấn đề sức khỏe do hóa chất từ cuộc chiến tranh cách đây một thế kỷ.

Ảnh hiếm về trại tử thần của Phát xít Đức

70 năm trước, quân đội Anh giải phóng trại tử thần Bergen-Belsen ở Đức và ghi lại hình ảnh về sự tàn bạo của quân đội Hitler.

Tống Hoa

Bạn có thể quan tâm