Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

KOICA tài trợ thêm 5 triệu USD cho ‘Ngôi nhà Ánh Dương’ ở Việt Nam

Giám đốc KOICA tại Việt Nam cho biết sẽ đầu tư thêm 5 triệu USD cho giai đoạn 2 của dự án phòng chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em, gấp đôi khoản tài trợ giai đoạn 1.

“Căn cứ kết quả ấn tượng của dự án giai đoạn 1, KOICA quyết định đầu tư vào giai đoạn 2 (2023-2026). Trong giai đoạn này, chúng tôi sẽ mở thêm 2 ‘Ngôi nhà Ánh Dương’ tại tỉnh Khánh Hòa và Hà Tĩnh”, ông Cho Han Deog, Giám đốc Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA), nói với báo chí bên lề một sự kiện sáng 25/5.

“Ngôi nhà Ánh Dương” là tên gọi của mô hình trung tâm dịch vụ một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái bị bạo lực.

"Ngôi nhà" đầu tiên đi vào hoạt động tại Quảng Ninh từ tháng 4/2020 với nguồn tài trợ từ KOICA, cùng sự phối hợp giữa Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Mô hình này sau đó được mở rộng tới Thanh Hóa, TP. HCM, và Đà Nẵng với sự hỗ trợ từ Nhật Bản và Australia.

Đại diện của 4 ngôi nhà Ánh Dương cho biết kể từ khi được thành lập tới nay, các cơ sở này đã giúp đỡ hơn 1.000 nạn nhân, hỗ trợ cho hơn 20.000 cuộc gọi từ người bị bạo lực.

Ngoi nha Anh Duong anh 1

Toàn cảnh sự kiện sáng 25/5. Ảnh: Quốc Đạt.

Tại Việt Nam, cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 người (gần 63%) phải chịu bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng gây ra trong cuộc đời, theo một báo cáo năm 2019 do cơ quan chức năng Việt Nam phối hợp đối tác quốc tế thực hiện.

Tuy nhiên, 90,4% phụ nữ bị bạo lực do chồng hoặc bạn tình gây ra không tìm kiếm hỗ trợ từ chính quyền. Một nửa trong số đó giữ im lặng về việc bị bạo lực.

Với mô hình Ngôi nhà Ánh dương, sau khi liên hệ miễn phí qua hotline 24/7, nạn nhân sẽ nhận được dịch vụ cần thiết như nhà tạm lánh, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ tâm lý, bảo vệ từ công an và dịch vụ pháp lý…

Mô hình trung tâm dịch vụ một cửa sẽ giúp giảm thời gian chờ đợi của nạn nhân và làm giảm số lần họ phải kể lại ký ức bị bạo hành, theo chuyên gia của Liên Hợp Quốc, bà Valentina Volpe.

Dù vậy, mô hình này cũng cần nhiều không gian và nguồn lực hơn. Số lượng người nhận dịch vụ có thể còn còn hạn chế, như ở các vùng nông thôn, gây lo ngại về chi phí hoạt động.

"Hoạt động hiệu quả của bốn ngôi nhà Ánh Dương không thể đáp ứng nhu cầu cao của người bị bạo lực giới, bao gồm cả người khuyết tật trên toàn lãnh thổ Việt Nam", bà Naomi Kitahara, Trưởng đại diện UNFPA tại Việt Nam, nhấn mạnh. "Do đó, UNFPA kêu gọi nhân rộng mô hình cơ sở hỗ trợ an toàn và đáng tin cậy này đến các tỉnh, thành phố khác trong cả nước".

Những cuốn sách hay về biến đổi khí hậu

“Những kiến thức cơ bản về biến đổi khí hậu”, “Băng - Những câu chuyện ly kỳ từ một thế giới đang dần biến mất”, “Thảm họa khí hậu - Chúng ta đã có gì và làm gì để ứng phó?”,... nằm trong số những cuốn sách giúp độc giả có cái nhìn trực diện và bao quát hơn khi nói đến vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.

Độc giả có thể xem thêm tại đây.

Việt Nam khởi động chiến dịch ngăn chặn bạo lực Trái tim Xanh 2022

Sáng kiến Trái tim Xanh 2022 vừa được Liên Hợp Quốc cùng chính phủ Việt Nam và Australia khởi động, nhằm ngăn bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em từ trước khi nó bắt đầu.

Quốc Đạt

Bạn có thể quan tâm