Kịch bản '2 châu Á' kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc
Chính quyền Obama không ngừng tập trung vào châu Á và Trung Quốc chắc chắn khó chịu với điều này. Một số nhà phân tích quan ngại, khu vực có thể rơi vào kịch bản "2 châu Á" với Trung Quốc và Mỹ chia nhau thống trị.
Sự ổn định của châu Á hiện phụ thuộc nhiều vào Mỹ và Trung Quốc. |
Thực thi chính sách “xoay trục về châu Á”, Mỹ đang tích cực kết nối và hợp tác với các quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) cũng như các tổ chức khác trong khu vực, khuyến khích tự do hóa thương mại chất lượng cao, chủ yếu là trong khuôn khổ Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đồng thời tăng cường các hoạt động quân sự trong khu vực.
Tất cả những động thái trên của Mỹ khiến con rồng châu Á không thể không bận tâm, ngờ vực và quạn ngại sẽ gây thiệt hại cho các lợi ích của họ. Từ đó, Trung Quốc cũng tỏ ra ngờ vực tương tự đối với các đồng minh thân thiết lẫn các quốc gia có quan hệ với Mỹ trong khu vực. Chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ bởi vậy, tạo ra thế “tiến thoái lưỡng nan” cho an ninh châu Á với một câu hỏi hóc búa được đặt ra là, làm thế nào để “bắt tay” với Mỹ mà không làm “mếch lòng” Bắc Kinh.
Thế tiến thoái lưỡng nan của châu Á trở nên trầm trọng hơn bên cạnh sự phát triển của châu Á khi Trung Quốc đang xây dựng nền kinh tế vững vàng hơn trong khi Mỹ nỗ lực duy trì sức mạnh quân sự số 1 trong khu vực.
Một số nhà quan sát đã nhìn thấy và quan ngại những nguy cơ nghiêm trọng theo sau xu hướng trên. 2 nhà phân tích, Evan Feigenbaum và Robert Manning, trong một bài luận mới đây đề cập đến một kịch bản của “hai châu Á”: “Một châu Á kinh tế” năng động và ngày càng hội nhập và “một châu Á an ninh” bị chia rẽ bởi xung đột và lộ ra sự kình địch giữa các cường quốc chính yếu để giải quyết những quan ngại và cẳng thẳng ngầm nhưng sâu sắc. Hơn nữa, cả Evan Feigenbaum và Robert Manning đều nhất trí rằng, “một châu Á kinh tế và châu Á an ninh” ngày càng không thể hòa hợp được với nhau.
Tuy nhiên, một số nhóm các nhà quan sát khác nhấn mạnh, quan điểm một châu Á kinh tế và châu Á an ninh dường như ngày càng lâm vào quan hệ không thể hòa hợp chỉ là cái nhìn bề nổi mà chưa thực sự nhìn thấy bản chất và sự tương tác lẫn nhau của trật tự chính trị và kinh tế đang nổi lên ở châu Á.
Đối với quan điểm "một châu Á kinh tế" bị hút về phía Trung Quốc hay nói cách khác là con rồng châu Á ở vị trí trung tâm, người ta rõ ràng không chú ý đủ về tính năng động – đòn bẩy tạo nên sự hội nhập kinh tế khu vực. Nhật Bản, đồng minh và cũng là đối tác quan trọng của Mỹ đã bắt đầu quy trình như vậy và hiện vẫn đóng vai trò sống còn trong đó. ASEAN, Hàn Quốc và Ấn Độ cũng như vậy. Dù Trung Quốc hiện đóng vai trò lớn hơn trong nền kinh tế khu vực thì giả định, sự hội nhập kinh tế của châu Á với con rồng châu Á là trung tâm rõ ràng khó mà thuyết phục tất cả.
Ngoài ra, "một châu Á an ninh" cũng không định khép cánh cửa với Mỹ và chấp nhận “ngậm bồ hòn làm ngọt” đối với sự thống trị của Trung Quốc. Trung Quốc có thể là một nền kinh tế khổng lồ nhưng họ không có ý thức hệ để hấp dẫn các đồng minh cũng như đối tác theo quy luật tự nhiên. Họ cũng thiếu mất sự khéo léo, tính mềm dẻo trên phương diện ngoại giao để lôi kéo và hình thành các liên minh vững chắc lâu dài. Chưa hết, dù Trung Quốc đạt đến các khả năng quân sự nhất định để ngăn chặn những mối đe dọa đối với chủ quyền, lãnh thổ thì họ vẫn chưa thể đủ sức thống trị các tuyến đường hàng hải trọng yếu cũng như các láng giềng nhỏ bé hơn trong khu vực.
Thái độ “tự kiềm chế mà không thống trị” của Trung Quốc được xem là có lợi nhất cho sự ổn định của châu Á, khi nó thỏa mãn được nhu cầu về địa vị quân sự của Bắc Kinh mà không cho phép họ áp đặt một loại học thuyết Monroe cho các láng giềng của họ.
Thậm chí, nếu kịch bản “hai châu Á” trở thành hiện thực – trong đó, một châu Á kinh tế do Trung Quốc thống lĩnh và một châu Á an ninh do Mỹ cầm đầu – sự bất ổn ngày càng leo thang của khu vực sẽ không nhất thiết xảy ra sau đó. Sẽ có những lợi ích đối với các quan hệ an ninh và kinh tế của châu Á được 2 cường quốc khác nhau thống trị vì ít nhất 3 lý do sau đây. Đầu tiên, có một điều đáng tin cậy rằng, cả Trung Quốc và Mỹ đều không thể thống trị một cách ngạo mạn. Hai thập kỷ vừa qua đã chứng minh, trật tự thế giới đơn cực, với Mỹ thống trị trên cả lĩnh vực kinh tế lẫn quân sự, có thể tạo ra sự đối kháng, thúc đẩy những viễn cảnh chiến tranh và xung đột.
Thứ 2, tình huống “hai châu Á” sẽ khiến chính sách ngăn chặn của Mỹ đối với Trung Quốc thất bại. Những gì châu Á cần là một chính sách cân bằng của Washington chứ không phải là ngăn chặn. Tình huống này sẽ có nhiều khả năng hơn nếu các mối ràng buộc về kinh tế giữa Trung - Mỹ, Mỹ - châu Á được duy trì mạnh mẽ và Washington không cố thúc đấy chiến lực tái cân bằng quân sự của họ đi quá xa. Thứ 3, một châu Á trong đó Mỹ chiếm ưu thế về quân sự còn Trung Quốc thống trị về kinh tế có nghĩa là một số quốc gia châu Á sẽ ít phải dính líu đến các hành vi khiêu khích Bắc Kinh.
Tuy nhiên, nói như vậy không có nghĩa, một châu Á nơi mà sự hội nhập kinh tế do Trung Quốc chi phối và cân bằng quân sự bị Mỹ kiểm soát sẽ tránh được kịch bản xung đột. Xung đột chỉ có thể tránh được khi Mỹ, Trung Quốc và các quốc gia châu Á thống nhất được các quy tắc ứng xử nhất định.
Đó là, Washington cần cố gắng đảm bảo chiến lược tái cân bằng mà không khiến Trung Quốc quan ngại về vấn đề an ninh. Tuy nhiên, không may, chiến lược tái cân bằng bắt đầu như là hành động đáp trả quân sự hạn chế trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, đã trở thành một kim chỉ nam cho chính sách châu Á rộng lớn hơn của Mỹ.
Hồi tháng 11 năm ngoài, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Thomas Donilon đã kết hợp chiến lược tái cân bằng quân sự là chủ yếu với chiến lược kinh tế thông qua Quan hệ đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Trung Quốc không tham dự và thúc đẩy sự hợp tác của Mỹ với các tổ chức châu Á như ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á (EAS). Do đó, có thể hiểu, hợp tác an ninh mà Mỹ thúc đẩy có nghĩa là “an toàn trước” Trung quốc còn tái cân bằng có nghĩa là “sự đảm bảo chống lại” Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc, Bắc Kinh cũng phải chịu trách nhiệm cho xung đột ở châu Á. Giới chức Chính phủ Trung Quốc không nên kích động các bất đồng hoặc khuyến khích tư tưởng chủ nghĩa quốc gia để chống lại các láng giềng của họ. Bắc Kinh cũng nên chấp nhận cái nhìn thực tế hơn về vị thế của họ trên Biển Đông. Mỗi động thái khiêu khích của Trung Quốc chỉ khiến Mỹ tìm cách can thiệp sâu hơn vào khu vực và giúp họ nhận được nhiều sự ủng hộ hơn từ khu vực đối với chính sách ngăn chặn của họ.
Nhiệm vụ trước mắt chính là, chính quyền Obama nên thận trọng, không biến chiến lược tái cân bằng thành ngăn chặn. Họ nên lợi dụng các liên kết kinh tế tích cực và xu hướng phụ thuộc lẫn nhau ngày càng nổi lên mạnh mẽ hơn trong khu vực suốt thập kỷ qua để thúc đẩy sự ổn định của châu Á.
Trong ngắn hạn, chính quyền Obama nên cẩn thận không để làm cho cái nhìn của nó tái cân bằng như ngăn chặn. Thay vào đó, nên sử dụng các liên kết kinh tế tích cực và sự phụ thuộc lẫn nhau đã nổi lên trong thập kỷ qua để thúc đẩy tổng thể ổn định khu vực.
Phương Đăng
Theo Infonet