Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Trung Quốc có đủ sức thách thức Mỹ trên biển?

Năm nay đánh dấu sự kiện Trung Quốc chính thức đưa chiếc tàu sân bay đầu tiên vào phục vụ trong lực lượng Hải quân đang được cấp tập hiện đại hóa của nước này. Tàu sân bay vốn được mệnh danh là bá chủ của đại dương.

Trung Quốc có đủ sức thách thức Mỹ trên biển?

Năm nay đánh dấu sự kiện Trung Quốc chính thức đưa chiếc tàu sân bay đầu tiên vào phục vụ trong lực lượng Hải quân đang được cấp tập hiện đại hóa của nước này. Tàu sân bay vốn được mệnh danh là bá chủ của đại dương.

Vì vậy, người ta đã nói đến sức mạnh gia tăng trên biển cũng như tham vọng trên biển của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo các chuyên gia có uy tín, tàu sân bay của Trung Quốc chưa tạo ra được sự thay đổi lớn về năng lực của Hải quân nước này, đặc biệt trong các chiến dịch ở vùng khơi xa. Và dù sức mạnh của Hải quân Trung Quốc đang gia tăng nhưng sẽ còn phải mất nhiều thời gian nữa, lực lượng này mới cho thể trở thành đối thủ của cường quốc biển Mỹ.

Trung Quốc hối hả tăng cường sức mạnh trên biển

Trung Quốc đã mua tàu sân bay cũ từ Ukraine cách đây hơn một thập kỷ và đã tiến hành nâng cấp, đại tu con tàu được đặt tên là Liêu Ninh này. Hồi tháng 4 năm 2011, Trung Quốc đã khiến các chuyên gia quân sự bất ngờ khi công bố những hình ảnh đầu tiên về chiếc tàu sân bay của nước này. Người ta bất ngờ về tốc độ nâng cấp tàu sân bay của Trung Quốc nhanh hơn dự đoán rất nhiều. Và nó cũng cho thấy Trung Quốc đang đẩy mạnh hiện đại hóa, củng cố sức mạnh cho lực lượng hải quân để thực hiện tham tham vọng trên biển của họ.

Quân đội Trung Quốc bắt đầu bắt tay vào tăng cường sức mạnh cho hải quân từ khoảng năm 2003-2004 khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào lúc đó kêu gọi tiếp sức cho hải quân để lực lượng này có thể thực hiện những chiến dịch ngoài khơi xa bờ. Đây có thể gọi là bước ngoặt cho hải quân Trung Quốc bởi trước đó lực lượng này chỉ có thể hoạt động ở bờ biển gần và ngoài khơi gần.

Sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc lên cầm quyền năm 1949, hải quân Trung Quốc về bản chất chỉ là một bộ phận của lục quân. Lực lượng này khi đó chỉ hướng tới mục tiêu bảo vệ đường bờ biển kéo dài 18.000 km của họ. Quan niệm phòng thủ bờ biển gần ra đời từ đó. Sau năm 1987, khi mối đe dọa từ Liên Xô và Mỹ giảm đi, khả năng chiến tranh lớn khó xảy ra, hải quân Trung Quốc bắt đầu vươn xa hơn, thiết lập ảnh hưởng ở Đông Á thay vì chỉ bảo vệ đường bờ biển của nước này. Đây chính là thời điểm Trung Quốc theo đuổi chính sách phòng thủ ngoài khơi gần.

Với việc Chính phủ mạnh tay chi tiền cho quân đội đồng thời cắt giảm nhân sự lớn từ năm 1985, quân đội có nhiều điều kiện để đầu tư vào công nghệ hơn. Hải quân Trung Quốc cũng nhanh chóng nắm bắt cơ hội này để hiện đại hóa, tăng cường sức mạnh cho mình. Từ phòng thủ bờ biển gần đến ngoài khơi gần, giờ đây Trung Quốc đang theo đuổi mạnh mẽ chiến lược hoạt động ngoài khơi xa.

Một số nhà phân tích tin rằng, việc hải quân Trung Quốc củng cố sức mạnh để tăng cường năng lực hoạt động ngoài khơi xa một phần lớn được thúc đẩy bởi sự thách thức từ Mỹ. Vào năm 1995-1995, khi Mỹ triển khai một nhóm tàu sân bay gần Vùng lãnh thổ Đài Loan để đáp trả những cuộc tập trận của hải quân Trung Quốc, lực lượng này mới nhận thấy rằng họ không có khả năng thách thức uy quyền của Mỹ ở ngay chính khu vực được xem là “sân sau” của mình. Và Hải quân Trung Quốc muốn thay đổi điều đó.

Trung Quốc có đủ sức thách thức uy quyền trên biển của Mỹ?

Hiện tại, Trung Quốc đã sở hữu trong tay chiếc tàu sân bay đầu tiên, chính thức điền tên mình vào danh sách hiếm hoi các nước có tàu sân bay. Tuy nhiên, câu hỏi được đặt ra lúc này là tàu sân bay Trung Quốc có sức mạnh đến đâu và liệu nó có đủ sức thách thức uy quyền tối cao trên biển của Mỹ hiện nay.

Bất chấp việc Trung Quốc làm rầm rộ về sự kiện nước này có tàu sân bay đầu tiên cùng những ồn ào trong dư luận quốc tế suốt thời gian qua, các chuyên gia quốc phòng khẳng định, con tàu được kỳ vọng đó thiếu máy bay tấn công, vũ khí, thiết bị điện tử, các thiết bị đào tạo và cung cấp hậu cần để có thể trở thành một chiếc tàu chiến thực sự có khả năng chiến đấu.
 
Bản thân các sĩ quan cấp cao của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cũng từng thừa nhận, chiếc tàu có trọng tải 60.000 tấn này còn lâu mới sẵn sàng hoạt động và nó cần phải trải qua những cuộc thử nghiệm và huấn luyện ở mức cao nữa. Khi tàu Liêu Ninh được đưa vào hoạt động, chiếc tàu sân bay này chỉ có một vai trò rất hạn chế, chủ yếu là để huấn luyện và làm các nhiệm vụ không liên quan đến chiến đấu.
 
Kể cả khi Trung Quốc được cho là sẽ bổ sung vào lực lượng hải quân của mình 2 chiếc tàu sân bay tự chế vào năm 2020 thì nước này cũng chẳng thể địch nổi với số lượng lớn gấp hai lần tàu sân bay của Mỹ được triển khai ở Thái Bình Dương. Mỹ đang sở hữu trong tay 11 tàu sân bay khủng và hiện đại. Đây là một con số thực sự ấn tượng khi các cường quốc khác chỉ có một hoặc hai chiếc tàu sân bay. Đó là chưa nói đến độ hiện đại của những chiến hạm của Mỹ. Xét về công nghệ, hiện tại Trung Quốc vẫn còn thua xa Mỹ.
 
Trung Quốc cũng đang đầu tư mạnh vào lực lượng tàu ngầm với số tàu được cho là sẽ tăng từ 60 lên 75. Tuy nhiên, hạm đội tàu nổi của Trung Quốc chỉ đang được hiện đại hóa chứ chưa được mở rộng. Như vậy, hải quân Trung Quốc hiện giờ chỉ có thể hướng tới mục tiêu tăng cường năng lực trong chiến dịch ngoài khơi xa chứ chưa thể tranh giành quyền kiểm soát biển với Mỹ.
 
Có người cho rằng, tên lửa diệt tàu sân bay Đông Phong-21 có thể giúp Trung Quốc thay đổi cuộc chơi với Mỹ. Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự hiện tại vẫn còn rất hoài nghi về sức mạnh thực sự của loại tên lửa này.

Theo Vnmedia

Theo Vnmedia

Bạn có thể quan tâm