Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tên lửa đạn đạo Trung Quốc mạnh cỡ nào?

10 năm sau lần thử nghiệm thất bại, Bắc Kinh lại phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong-5 tại vùng biển quốc tế.

Tên lửa đạn đạo Trung Quốc mạnh cỡ nào?

10 năm sau lần thử nghiệm thất bại, Bắc Kinh lại phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong-5 tại vùng biển quốc tế.

Đích thân hai lãnh đạo cấp cao của Bắc Kinh khi đó là Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai ký vào quyết định nêu trên.

Nhiệm vụ 580 nổi tiếng

Ngày 25/5/1975, Ủy ban Kỹ thuật Quốc phòng thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc trình đề án nghiên cứu, chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa lên bàn làm việc của Quân ủy Trung ương, đơn vị chỉ huy tối cao của quân đội Trung Quốc.

Vụ phóng thử tên lửa Đông Phong - Ảnh: Chinamilitary.

Sau đó, Quân ủy Trung ương họp và quyết định “bằng mọi giá phải nắm vững công nghệ chế tạo loại tên lửa mang tầm chiến lược này”, thậm chí, quân đội Trung Quốc được yêu cầu chế tạo tên lửa đạn đạo không thua kém Mỹ, Liên Xô về tầm bắn và tính cơ động.

Đích thân hai lãnh đạo cấp cao của Bắc Kinh khi đó là Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai ký vào quyết định nêu trên.

Các chuyên gia tên lửa Trung Quốc lại tiếp tục miệt mài tìm cách hiện thực hóa giấc mơ tên lửa đạn đạo. Nửa năm sau, họ đã thành công trong việc tìm ra thiết kế và các chất bọc ngoài lớp vỏ đầu đạn tên lửa, nơi chịu ma sát không khí cực lớn.

Tuy vậy, đến tận năm 1978, vấn đề đầu đạn mới được giải quyết xong bằng cách cho bắn thử tên lửa Phong Bạo mang đầu đạn của Đông Phong-5.

Ngày 12/2/1980, Quân ủy Trung ương Trung Quốc quyết định phê duyệt phương án “cho phóng thử Đông Phong-5 trong năm 1980”. 

Sau đó, nhiệm vụ 580 gây chấn động trong giới quân sự thế giới đã ra đời. Đó là tên viết tắt của vụ phóng thành công Đông Phong-5 hôm 18/5/1980.

Ba ngày sau, Trung Quốc lại phóng Đông Phong-5, tuy nhiên, tên lửa lại gặp rắc rối như lần thử năm 1971. Lần này, động cơ tầng thứ 2 tên lửa lại khởi động trước 6,4 giây so với quy trình phóng khiến tên lửa rơi chệch mục tiêu định sẵn tới 1,4 km. 

Tuy vậy, chuyên gia tên lửa Trung Quốc đã thu được nhiều kinh nghiệm sau vụ phóng công khai Đông Phong-5. 

Đến ngày 7/12/1981, Bắc Kinh phóng thành công tên lửa Đông Phong-5 theo quỹ đạo cao (điều mà tên lửa đạn đạo của Mỹ, Liên Xô đã làm được cách đó hơn 20 năm) và ghi tên mình vào những quốc gia sở hữu tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Năm 1984, lần đầu tiên Bắc Kinh đưa ba quả tên lửa Đông Phong-5 ra công khai trong cuộc duyệt binh mừng quốc khánh.

Trung Quốc đưa tên lửa Đông Phong-5 ra trình diễn trong lễ quốc khánh năm 1984 - Ảnh: Baidu.com.

Ngay sau khi Trung Quốc phóng thành công tên lửa đạn đạo, có vô số giả thuyết được tình báo quân sự Mỹ và châu Âu đưa ra. 

Trong đó, nhiều người nghiêng về các thông số kỹ thuật trong báo cáo mang tên The Cox Report của tình báo Mỹ.

Theo đó, Đông Phong-5 có chiều dài 32,6 m; tầng thứ nhất dài 20,5 m; tầng thứ hai dài 7,5 m; đầu đạn và các phụ kiện dài 4,6 m.

Đường kính Đông Phong-5 là 3,35 m, nặng tổng cộng 183 tấn với sức công phá tương đương 4 triệu tấn thuốc nổ TNT. 

Tên lửa này của Trung Quốc có tầm bắn 12.000 km với sai số khi bắn vào mục tiêu từ 500 m đến 2.000 m. Thời gian chuẩn bị phóng là 30-60 phút trong điều kiện có giếng phóng và 120 phút nếu phóng từ bệ phóng dã chiến.

Ý nghĩa chính trị

Tuy đã sở hữu công nghệ phóng tên lửa đạn đạo, nhưng chính giới chuyên gia quân sự Trung Quốc thừa nhận, công nghệ của Đông Phong-5 còn lạc hậu nhiều so với hai siêu cường thời kỳ đó là Mỹ và Liên Xô.

Trước khi có Đông Phong-5, các lực lượng Hải quân, Không quân, Lujc quân Trung Quốc đều không có khả năng đánh tầm xa cho dù có số lượng quân lính khá đông. 

Tên lửa Đông Phong-5 bị cho là không cơ động - Ảnh:Chinamilitary

Việc thử thành công tên lửa đạn đạo được báo chí Trung Quốc nói là “có tính răn đe nhất định tuy chưa phải là loại tên lửa thực sự cơ động”.

Nói như phân tích của trang mạng quân sự Chinamil, sự ra đời của Đông Phong-5 "mang ý nghĩa chính trị nhiều hơn quân sự". Nhiều trang mạng quân sự cho rằng, tên lửa Đông Phong bị lạc hậu bởi nhiều nguyên nhân, trước hết là do tài liệu kỹ thuật về tên lửa đạn đạo đều dựa chủ yếu vào công nghệ của Liên Xô trong những năm từ 1957 - 1962.

Trong thời gian đó, Liên Xô đã chuyển giao cho Trung Quốc rất nhiều tài liệu nghiên cứu như bản mẫu, chi tiết kỹ thuật của các loại tên lửa đất đối đất R-1, R-2. Dựa trên các tài liệu và tên lửa mẫu loại tên lửa R-2 (NATO gọi là SS-2-Sibling).

Hơn nữa, điểm yếu lớn nhất hiện tại của Đông Phong-5 hay phiên bản cải tiến của nó là Đông Phong-5A nằm ở chỗ nó chỉ có thể mang được 1 đầu đạn.

Sức mạnh hạt nhân tới đâu?

Hồi tháng 9 vừa qua, Trung Quốc lần đầu "hé lộ" thông tin về vũ khí hạt nhân của mình. Bản tin của Tân Hoa Xã, cơ quan truyền thông nhà nước Trung Quốc dẫn báo cáo từ Bộ ngoại giao Mỹ nói Bắc Kinh đang có khoảng 300 - 400 đầu đạn hạt nhân. 

Hình ảnh về tên lửa Đông Phong-41 trên các trang mạng xã hội Trung Quốc.

Nhưng cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) nói Bắc Kinh đang cất giấu số lượng đầu đạn hạt nhân lớn hơn thế nhiều trong các hầm chứa chôn ngầm dưới lòng đất.

Trong khi đó, trang mạng quân sự Trung Quốc Chinamil nói, nước này đã thử thành công tên lửa Đông Phong - 41, thế hệ tên lửa đạn đạo xuyên lục địa mới nhất và sẽ sớm đi vào phục vụ quân đội sau khi thực hiện thêm một số lần bắn thử từ nay đến hết năm sau.

Theo đó, Đông Phong - 41 sử dụng nhiên liệu rắn, mang được tối đa 10 đầu đạn,  phóng từ bệ phóng cố định, tầm bắn 14.000 km, tức là có khả năng bắn tới thủ đô Washington của Mỹ. 

Một số trang mạng của Trung Quốc còn nói rằng, Đông Phong - 41 là sát thủ tiêu diệt tàu sân bay - vốn là một trong những vũ khí chiến lược của hải quân Mỹ.

Tân Hoa Xã cho biết, tên lửa chủ lực của Trung Quốc hiện tại là Đông Phong - 5, sử dụng nhiên liệu lỏng, tầm bắn hạn chế hơn nhiều so với "người anh em" vừa được thử thành công hồi tháng 8 vừa qua.

Cũng trong tháng 8, Hải quân Trung Quốc được cho là đã bắn thử thành công tên lửa đạn đạo mang tên Cự Lãng - 2 từ tàu ngầm. Tên lửa này có tầm bắn 7.200 km và cũng có khả năng mang theo nhiều đầu đạn.

Tên lửa Cự Lãng - Ảnh: wantchinatimes .

Ở bên kia bờ Thái Bình Dương, tờ Bưu điện Washington dẫn lời quan chức CIA nói “công nghệ hạt nhân đã được Trung Quốc đẩy mạnh từ 15 năm trước, nhưng việc này không được Mỹ và các nước sở hữu vũ khí hạt nhân chú ý nhiều”.

“Tuy nhiên, cũng cần khẳng định là cho dù Đông Phong - 41 có thể mang được nhiều đầu đạn thì khoảng cách công nghệ giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn là vài chục năm”, nguồn tin CIA của tờ Bưu điện Washington nói thêm.

Theo VTC News

Theo VTC News

Bạn có thể quan tâm