Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tên lửa Triều Tiên đủ sức tấn công San Francisco

Các quan chức Hàn Quốc khẳng định, vụ phóng thành công tên lửa đưa vệ tinh vào quỹ đạo hồi đầu tháng của Triều Tiên là bằng chứng cho thấy Bình Nhưỡng đủ khả năng tấn công phần lãnh thổ nằm ở bờ Tây nước Mỹ.

Tên lửa Triều Tiên đủ sức tấn công San Francisco

Các quan chức Hàn Quốc khẳng định, vụ phóng thành công tên lửa đưa vệ tinh vào quỹ đạo hồi đầu tháng của Triều Tiên là bằng chứng cho thấy Bình Nhưỡng đủ khả năng tấn công phần lãnh thổ nằm ở bờ Tây nước Mỹ.

Tuyên bố này được đưa ra sau khi các chuyên gia Hàn Quốc hoàn tất nghiên cứu một phần tên lửa Unha-3, được sử dụng trong vụ phóng hôm 12/12. Những mảnh vỡ mà Hải quân Hàn Quốc trục vớt được cho là tầng thứ nhất của tên lửa đẩy 3 giai đoạn Unha-3, cùng loại với quả tên lửa phát nổ trong lần phóng của Triều Tiên hồi tháng 4 vừa qua.

Một phần của tên lửa Unha-3.

Trong khi Triều Tiên luôn khẳng định, tên lửa Unha-3 đưa vệ tinh thời tiết do nước này tự nghiên cứu chế tạo lên quỹ đạo tầm thấp của trái đất nhằm phục vụ mục đích hòa bình nhưng Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản luôn cáo buộc đây là vụ thử tên lửa đạn đạo trá hình. Chính vì lẽ đó, không lâu sau khi phần thứ nhất của tên lửa Triều Tiên hoàn tất nhiệm vụ và rơi xuống lãnh hải Hàn Quốc, các quan chức Seoul đã tiến hành tìm kiếm và thu hồi để phục vụ quá trình nghiên cứu.

Ngày hôm qua, các quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc chính thức tuyên bố: “Dựa trên phân tích và mô phỏng, chúng tôi tin rằng tên lửa của Bình Nhưỡng có khả năng bay 10.000 với đầu đạn nặng 500 – 600 kg. Với phạm vi hoạt động đó, toàn bộ châu Á, Đông Âu, Tây Phi, Alaska và phần lớn khu vực bờ biển phía Tây nước Mỹ, trong đó có San Francisco đều nằm dưới khả năng tấn công của tên lửa Bình Nhưỡng”.

Báo cáo của các quan chức Hàn Quốc cũng cho biết, tầng thứ nhất của tên lửa Triều Tiên, được tìm thấy 2 ngày sau khi phóng tại vùng biển nằm cách Gunsan 160 km. Phần được cho là tầng thứ nhất của tên lửa Unha-3 có chiều dài 7,2 m và đường kính 2,4 m, chứa loại nhiên liệu acid nitric đỏ dễ bay hơi. Dù ít được các cường quốc tên lửa sử dụng nhưng loại nhiên liệu này khá hợp với điều kiện của Bình Nhưỡng, nhờ sự dễ dàng bảo quản và sử dụng trong điều kiện nhiệt độ thường.

Mảnh vỡ tên lửa chưa thể định hình trên tàu chiến Hàn Quốc.

Tuy nhiên, phía Hàn Quốc cũng xác nhận, không có bằng chứng cho thấy Triều Tiên đang nghiên cứu, phát triển khả năng “tái nhập” cho đầu đạn, nhằm bảo vệ nó trước nhiệt độ và ma sát lớn trong quá trình lao xuống mục tiêu, một trong những yếu tố quan trọng để sở hữu công nghệ chế tạo tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân (ICBM).

Dù cộng đồng quốc tế tỏ ra quan ngại nhưng vụ phóng thành công tên lửa Unha-3 mang vệ tinh Kwangmyongsong-3 vào quỹ đạo được coi là thành công lớn của chính quyền Kim Jong-un, nhất là trong dịp kỷ niệm một năm ngày mất nhà lãnh đạo Kim Jong-il. Không chỉ khiến những nước bị Bình Nhưỡng coi là "kẻ thù" cảm thấy lo lắng, vụ phóng vệ tinh còn góp phần khẳng định với thế giới về những tiến bộ kỹ thuật vượt trội mà Bình Nhưỡng đạt được.

Một phần tên lửa Triều Tiên.

Hồng Duy

Theo Infonet

Hồng Duy

Theo Infonet

Bạn có thể quan tâm