Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

'Không thể diễn tả nổi sự thù hằn mà người Mỹ gốc Á phải chịu đựng'

Xu hướng bạo lực nhắm vào người Mỹ gốc Á đang là một thực trạng đáng báo động, đòi hỏi giới chức nước này phải sớm đưa ra phương án giải quyết.

“Tôi đang xếp hàng ở hiệu thuốc thì một người phụ nữ tiến đến gần. Người này xịt dung dịch Lysol vào người tôi và hét lên: ‘Đồ nhiễm bệnh. Về nhà đi. Chúng tôi không muốn cô ở đây’. Tôi đã bật khóc và rời đi. Không ai giúp tôi cả”, Washington Post dẫn chia sẻ của một phụ nữ gốc Á đang sống tại bang Georgia, Mỹ.

Người phụ nữ đã đăng tải câu chuyện lên một trang web trực tuyến. Cũng trên trang web này, có hơn 3.000 câu chuyện khác về nạn phân biệt đối xử, tấn công tinh thần hoặc thể chất nhắm vào người Mỹ gốc Á kể từ khi đại dịch Covid-19 bắt đầu hoành hành vào tháng 3/2020.

“Tôi không thể diễn tả nổi sự thù hằn mà người Mỹ gốc Á phải chịu đựng”, ông Russell Jeung, chủ nhiệm khoa Nghiên cứu người Mỹ gốc Á của Đại học bang San Francisco, cho biết. Ông Jeung từng giúp trang web Stop AAPI Hate đi vào hoạt động.

tan cong nguoi My goc A anh 1

Người biểu tình phản đối xu hướng thù hận nhắm vào người gốc Á. Ảnh: AFP.

Gần đây, Mỹ ghi nhận nhiều vụ tấn công nghiêm trọng nhắm vào những người gốc Á, đặc biệt là nhóm người cao tuổi.

Năm 2020, cảnh sát thành phố New York ghi nhận 28 vụ phạm tội vì có thù hận nhắm vào người gốc Á. Trong khi đó, số liệu này của năm ngoái chỉ ở mức 3 trường hợp.

Mới đây, một nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu về Chủ nghĩa thù hận và cực đoan tại Đại học bang California cho thấy tỷ lệ các vụ phạm tội vì thù hận ở 16 thành phố lớn nhất nước Mỹ giảm 7% trong năm 2020. Dù vậy, số vụ án nhắm vào người gốc Á tăng gần 150%.

Các vụ tấn công có thể không đủ nghiêm trọng để truy tố hình sự, song vẫn để lại hậu quả khủng khiếp.

Bà Cynthia Choi, người đồng sáng lập trang web Stop AAPI Hate, cho biết: “Đó là một lời nhắc nhở lạnh lùng và nghiêm khắc rằng người gốc Á có thể bị thù ghét dù đã nhập cư hay đã sống ở Mỹ suốt nhiều năm”.

Những người ủng hộ cộng đồng người Mỹ gốc Á đã kêu gọi lực lượng hành pháp có những biện pháp cụ thể và thiết thực hơn. Hiện cảnh sát ở San Francisco và New York đã thành lập các đội đặc nhiệm, tăng cường tuần tra các khu dân cư có nhiều người gốc Á.

Trong bài phát biểu đầu tiên trước toàn quốc hôm 11/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã lên án gay gắt nạn thù ghét và quấy rối người Mỹ gốc Á. Ông Biden tuyên bố: “Họ buộc phải sống trong nỗi sợ hãi mỗi khi bước xuống phố. Điều này thật sai lầm, không giống nước Mỹ và cần phải dừng lại”.

Cộng đồng người Việt ở Mỹ may khẩu trang tặng người nghèo Cộng đồng người Việt tại bang Utah (Mỹ) đã cùng nhau may 7.000 khẩu trang trong 10 ngày qua, nhằm phân phát giúp đỡ cho người gặp khó khăn trong dịch Covid-19.

Ác mộng Covid-19 trở lại, nhiều nước rục rịch phong tỏa

Nhiều nước châu Âu chuẩn bị áp đặt các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt, nhằm kiểm soát làn sóng dịch bệnh lần ba.

Cảnh sát Brazil vác rìu đột kích hộp đêm có 600 người đang thác loạn

Cảnh sát dùng rìu, súng trường đột kích hộp đêm ở Brazil, nơi khoảng 600 người đang tụ tập bất hợp pháp trong khi Sao Paulo đang áp dụng lệnh phong tỏa xã hội vì đại dịch Covid-19.

Nơi đầu tiên ở châu Âu đạt miễn dịch cộng đồng

Với việc đã tiêm chủng cho 85% dân số, hòn đảo Corvo thuộc Bồ Đào Nha được cho là nơi đầu tiên ở châu Âu có miễn dịch cộng đồng đối với đại dịch Covid-19.

Uyên Uyên

Bạn có thể quan tâm