Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Không quân Mỹ ngày càng thất thế

Quốc hội siết chặt ngân sách quốc phòng khiến những khoản đầu tư cho không quân Mỹ giảm, tác động trực tiếp tới khả năng chiến đấu của lực lượng này.

Phần lớn máy bay của không quân Mỹ đã hoạt động 20 năm trong biên chế. Ảnh: USAF

Trong các lực lượng của quân đội, Không quân Mỹ dường như không phát triển kể từ năm 2010 tới nay. Số lượng máy bay mới của họ giảm mạnh trong khi số máy bay nghỉ hưu tăng cao. Tính tới thời điểm hiện tại, phần lớn máy bay trong biên chế không quân Mỹ đã hoạt động hơn 20 năm. Nhiều mẫu máy bay được nâng cấp để tiếp tục phục vụ trong khi số khác ra khỏi biên chế, National Interest nhận định.

Từ năm 2010 tới năm 2015, Hải quân Mỹ đã mua 1.133 máy bay quân sự với 264 phản lực chiến đấu trong khi Không quân chỉ mua thêm 824 chiếc với 117 máy bay chiến đấu. Hải quân Mỹ cũng mua thêm tiêm kích phản lực trên tàu sân bay EA-18G Growler, phiên bản thu gọn của F/A-18 Hornet với giá thành 102 triệu USD/chiếc.

Chuyện bếp núc trên tàu sân bay Mỹ

Đầu bếp trên các hàng không mẫu hạm Mỹ phải làm việc liên tục để phục vụ nhu cầu ăn uống của khoảng 5.000 người, bao gồm thủy thủ đoàn và thành viên các phi đội chiến đấu.

Ngoài ra, Hải quân đã đặt mua 1.039 máy bay không người lái trong khi Không quân Mỹ chỉ mua 400 chiếc trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015. Những thống kê cho thấy, nỗ lực thay máu của không quân Mỹ đang đình trệ nghiêm trọng trong khi nhiều máy bay đã đến giai đoạn nghỉ hưu.

Tuy nhiên, những con số mới chỉ là một phần của câu chuyện. Không quân Mỹ dồn phần lớn sức lực vào chương trình máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, với những khoản đầu tư khổng lồ, vượt trội hơn hẳn các dự án khác. Ngay cả khi tiêm kích tàng hình (F-22) chính thức gia nhập biên chế Không quân Mỹ, Lầu Năm Góc cũng không thể mua chúng để thay thế toàn bộ tiêm kích chiến đấu đang hoạt động.

F-22 Raptor, phản lực chiến đấu thế hệ thứ 5 của không quân Mỹ. Ảnh: USAF

Khi Không quân mải mê theo đuổi tiêm kích phản lực thế hệ thứ năm, Hải quân Mỹ mua phản lực chiến đấu thế hệ thứ tư F/A-18E/F Super Hornet nhằm tăng cường khả năng tấn công của các hạm đội tàu sân bay. Sự kết hợp giữa 10 tàu sân bay lớp Nimitz và những mẫu tiêm kích phản lực mới giúp Hải quân Mỹ mở rộng tầm ảnh hưởng.

Việc đầu tư tiền vào phản lực chiến đấu thế hệ thứ 4 giúp Hải quân Mỹ có cơ hội đầu tư vào cái gọi là “máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6”, với khả năng tự hoạt động độc lập với con người. Hải quân Mỹ đang thử nghiệm máy bay không người lái tàng hình tự hành X-47B với khả năng cất cánh trên tàu sân bay, hoạt động theo lịch trình đặt trước.

Trên thực tế, Quốc hội Mỹ và lãnh đạo Lầu Năm Góc đang quay cuồng tìm phương hướng giúp giảm bớt tác động của khủng hoảng ngân sách, nguyên nhân gây ra sự thiếu hụt nguồn vốn đầu tư cho quân đội. Để giành lại vị thế, Không quân Mỹ phải tìm những đối tác tin cậy trong Quốc hội, Nhà Trắng và toàn thể người dân Mỹ.

Lái thử siêu máy bay tàng hình đắt nhất hành tinh

Một phóng viên có cơ hội lái thử máy bay ném bom B-2 Spirit của Không quân Mỹ, trải nghiệm cảm giác nắm trong tay số phận của kỳ quan công nghệ trị giá khoảng 2 tỷ USD.

Hồng Duy

Bạn có thể quan tâm