Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Không nên đánh giá thấp tên lửa Triều Tiên

Nhà phân tích Singapore cho rằng, công nghệ tên lửa của Bình Nhưỡng ngày càng phát triển về năng lực và quy mô, do đó Mỹ và Hàn Quốc cần đánh giá đúng sức mạnh từ vũ khí này.

a
Hình ảnh được cho là Triều Tiên đang thử nghiệm tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm. Ảnh: Sina

Trong tháng 5, Triều Tiên đã thử tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) đầu tiên đánh dấu bước đột phá trong năng lực quốc phòng của Bình Nhưỡng. Theo Diplomat, cuối tháng 11, Triều Tiên đã tiến hành một thử tên lửa khác còn tham vọng hơn.

Loại SLBM mới được gọi là Bukkeukseong-1. Thử nghiệm lần này được thực hiện từ một sà lan nổi, điều này cho thấy Bình Nhưỡng chưa tự tin với thử nghiệm đầy đủ từ dưới nước.

Thử nghiệm thất bại, các mảnh vỡ của tên lửa sau đó được tìm thấy ở vùng biển Nhật Bản. Giới quan sát ở các nước chống Triều Tiên cảm thấy hả hê khi vụ thử bất thành. Nhà phân tích Nah Liang Tuang, thuộc Học viện Quốc phòng và Nghiên cứu chiến lược Singapore cho rằng, đánh giá thấp công nghệ tên lửa Triều Tiên là sai lầm và thiếu khôn ngoan.

Nguồn gốc của tên lửa

Ông Tuang cho rằng, dựa trên những thông tin sẵn có, Bukkeukseong-1 có thể là bản sao của loại tên lửa đạn đạo lỗi thời SS-N-5 Sark do Liên Xô sản xuất. Liên Xô mất khoảng 4 năm từ năm 1958-1962 để thiết kế và tiến hành thử nghiệm đầu tiên. Quá trình nghiên cứu của Liên Xô được hỗ trợ bởi các cơ sở nghiên cứu khoa học và công nghiệp quốc phòng hùng hậu.

a
Ông Kim Jong Un quan sát vụ phóng tên lửa. Ảnh: BBC

Trong khi đó, nền công nghiệp quốc phòng Bình Nhưỡng rõ ràng kém phát triển hơn nhiều so với Liên Xô. Do đó, Bình Nhưỡng cần những thất bại để khắc phục các thiếu sót. Quá trình này có thể mất nhiều thời gian nhưng cuối cùng sẽ giúp Bình Nhưỡng phát triển và triển khai thành công tên lửa SLBM đầu tiên. Điều đó không phải là tín hiệu tốt cho Washington, Seoul hay Tokyo dù Triều Tiên sẽ đưa tên lửa SLBM vào sử dụng trong năm 2019 hoặc gấp đôi thời gian Liên Xô đã làm vào năm 2023.

Đối với những người chê năng lực của tên lửa mà Triều Tiên sao chép lại từ SS-N-5 Sark có tầm bắn khoảng 1.600 km, do đó cuộc tấn công vào đảo Guam là không thể xảy ra. Bên cạnh đó, tên lửa có độ chính xác kém nên chỉ có khoảng 50% tên lửa có thể rơi xuống trong vòng 2,8 km xung quanh mục tiêu.

Ông Tuang nhấn mạnh rằng, SLBM của Triều Tiên chỉ là mẫu thử nghiệm. Công nghiệp tên lửa Bình Nhưỡng có thể chấp nhận khoảng thời gian lâu dài để thay đổi và cải tiến tên lửa. Do đó, phiên bản thử nghiệm thành công cuối cùng có thể là một loại vũ khí nguy hiểm hơn nhiều so với mẫu thiết kế ban đầu.

Các bằng chứng chưa đầy đủ về tên lửa của Triều Tiên cho thấy khả năng và phạm vi ngày càng gia tăng. Từ năm 1985, Bình Nhưỡng đưa vào sử dụng tên lửa đạn đạo Hwasong-5 với tầm bắn 320 km mang theo đầu đạn nặng 1.000 kg. Đến những năm 1990, tên lửa Rodong-1 đạt tầm bắn 900 km và cuối cùng là Taepodong-2 đã phóng thành công một vệ tinh lên không gian vào ngày 12/12/2012.

Rõ ràng các kỹ sư, nhà khoa học của Bình Nhưỡng vẫn quyết tâm phát triển năng lực tên lửa quốc gia của họ. Do đó, họ sẽ quyết tâm để hoàn thành dự án SLBM, ông Tuang nhận định.

Quyết tâm chính trị

a
Nhà lãnh Triều Tiên Kim Jong Un trên đài quan sát của tàu ngầm lớp Romeo do Liên Xô sản xuất. Ảnh: Reuters

Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục ưu tiên phát triển các tên lửa đạn đạo chừng nào chế độ Kim còn điều hành đất nước. Nhà lãnh đạo quá cố Kim Jong Il xem quân đội là nguồn gốc quyền lực chính trị nhằm đảm bảo an ninh mà ông Kim Jong Un tiếp tục kế thừa.

Sự phát triển của tên lửa phóng từ đất liền và tàu ngầm sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của tất cả nguồn lực sẵn có của Triều Tiên. Từ góc nhìn của Kim Jong Un và cha ông ấy, tên lửa và đầu đạn hạt nhân tạo thành hai nửa của sự răn đe đối với mọi kế hoạch của Mỹ hoặc thế lực khác trong việc thay đổi chế độ ở nước này bằng quân sự. Điều đó giúp Bình Nhưỡng ưu tiên cho các hoạt động khác như chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phúc lợi xã hội.

Về cơ bản nó giúp Triều Tiên vận hành nền kinh tế thời chiến. Người dân Triều Tiên tập trung cống hiến cho đất nước để phát triển tên lửa đạn đạo trên đất liền và trên biển.

Giải pháp cho Mỹ và Hàn Quốc

Ông Tuang lập luận, chừng nào Bình Nhưỡng còn kiên định với mục tiêu phát triển bộ ba tên lửa phóng từ đất liền, máy bay ném bom và tên lửa phóng từ tàu ngầm với khả năng mang đầu đạn thông thường hoặc hạt nhân hay hóa học để duy trì sức mạnh răn đe. Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản nên tôn trọng những nỗ lực của Triều Tiên trong việc phát triển tên lửa, trong đó Bukkeukseong-1 là một ví dụ.

Nhà phân tích Tuang cho rằng, Washington, Soeul và Tokyo nên áp dụng chiến lược hai mũi nhọn. Đầu tiên, vận dụng ảnh hưởng quốc tế để đảm bảo thực thi nghị quyết của Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc trong việc chặn tất cả các chuyển giao công nghệ hay vũ khí cho Triều Tiên.

Hướng ưu tiên thứ 2 là duy trì năng lực tác chiến chống ngầm mạnh mẽ trong khu vực để đối phó với bất kỳ phương án triển khai tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng, trong khi tăng cường năng lực phòng thủ tên lửa quốc gia (Hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo của Hàn Quốc là một ví dụ), một trong những ưu tiên hàng đầu, ông Tuang kết luận.


Chuyên gia nghi ngờ khả năng Triều Tiên có bom H

Mỹ và nhiều chuyên gia nước ngoài bày tỏ sự hoài nghi khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ám chỉ rằng nước này đã sở hữu công nghệ cần thiết để chế tạo bom nhiệt hạch.


Điều ít biết về hạm đội tàu ngầm lớn nhất thế giới

Các tàu ngầm của Hải quân Triều Tiên đa phần lạc hậu, năng lực tác chiến giới hạn ở ven bờ. Tuy nhiên, sự nguy hiểm của hạm đội lớn nhất thế giới lại đến từ các tàu ngầm mini.


Quốc Việt

Bạn có thể quan tâm