“Một người mẹ với hai đứa con nhỏ có cố gắng đi làm ngày làm đêm cũng chỉ đủ ăn uống sinh hoạt và học hành cho con. Chưa tính những lúc ốm đau mệt mỏi, đi viện đủ kiểu thì không biết xoay sở đâu ra”, chị Thúy Nguyễn (TP.HCM) chia sẻ.
Làm đến 2-3 công việc cùng lúc, song chị Thúy vẫn khủng hoảng khi khi cả 2 em bé nhà mình cùng ốm mà lương chưa có. Nhờ đồng nghiệp giới thiệu, chị biết đến ứng dụng Gimo có thể nhận trước một phần lương, trước ngày trả hàng tháng của công ty, ngay trên điện thoại di động, như một giải pháp giúp ích kịp thời.
Ban đầu, chị Thúy cũng lo lắng sẽ phải trả lãi cao nhưng thực tế ngoài khoản phí cố định trên mỗi lần ứng lương, chị không phải trả bất cứ khoản phát sinh hay chi phí duy trì dịch vụ nào.
Sự đồng hành kịp thời từ Gimo đã giúp chị Thúy giảm gánh nặng và áp lực về mặt chi phí lo lắng cho hai bé, yên tâm làm việc.
Chị Thúy và hai con trai giờ đây có thể tự tin làm chủ cuộc sống với Gimo. |
Trong khi đó, với A Tình (Lào Cai) - chàng trai người H’Mong một mình bươn chải ở thành phố không dễ dàng. Đời sống công nhân vất vả, lương chưa về là tiền nhà, tiền xăng xe đi làm cũng phải chậm lại vài hôm. Xung quanh lại chẳng có ai để anh có thể vay mượn.
A Tình nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ Gimo. |
Vô tình xem được video trên mạng xã hội giới thiệu về ứng dụng Gimo giúp người dùng nhận lương sớm, Tình quyết định tải và sử dụng thử. Nhận được sự hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu bộ phận chăm sóc khách hàng, Tình đã đã ứng thành công 2 triệu đồng chỉ trong 30 giây. Từ đó, Gimo trở thành bạn đồng hành uy tín đã giúp anh thoát khỏi những bế tắc về tài chính trong cuộc sống trong suốt một năm qua.
Không chỉ có chị Thúy, anh Tình, Gimo đã đồng hành và giúp đỡ hơn 700.000 lao động trên khắp cả nước có chi phí trang trải dễ dàng và đơn giản chỉ qua ứng dụng điện thoại di động.
Hai trường hợp của chị Thúy và anh Tình là những câu chuyện trong hơn 70 bài viết tham gia cuộc thi “Kể chuyện chờ lương” do Gimo tổ chức. Bắt đầu từ ngày 21/6, cuộc thi nhận được sự hưởng ứng tích cực từ những người tham gia với hơn 150.000 lượt cảm xúc và 5 triệu lượt tiếp cận trên nền tảng mạng xã hội.
Thông qua các kênh truyền thông của công đoàn các cấp và hội nhóm Facebook dành cho công nhân như: Công nhân có gì vui, Đời công nhân, Ghiền Bình Dương, Dân Đồng Nai... nhiều người lao động đã biết đến cuộc thi và các hoạt động bên lề.
Chuỗi minigame trên fanpage Gimo và “Hội ghét chờ lương, thích xài Gimo” cũng đã thu hút được hơn 1.000 người tham gia. Đây không chỉ sân chơi chia sẻ những câu chuyện “dở khóc dở cười”, mà cũng là cơ hội để các doanh nghiệp thấu hiểu được nỗi niềm rất đời thường của người lao động.
Anh Đức Anh (Hà Nội) chia sẻ, lần đầu tiên anh biết đến một cuộc thi độc đáo như “Kể chuyện chờ lương”, bởi vốn dĩ, mọi người thường ít khi chia sẻ những câu chuyện cá nhân về tiền nong, tài chính. Bản thân anh rất hào hứng và đã tham gia dự thi một bài thơ độc đáo.
Đức Anh và bài dự thi “Kể chuyện chờ lương”. Ảnh từ fanpage Gimo. |
Hiện tại, cuộc thi "Kể chuyện chờ lương" vẫn tiếp tục đón nhận các bài dự thi đến 10h ngày 23/6. Người lao động trên cả nước có thể chia sẻ những câu chuyện “chờ lương” dở khóc dở cười và cách vượt qua những khó khăn đó bằng giải pháp nhận lương sớm Gimo. Các bài dự thi sẽ được đăng tải bài viết tại “"Hội ghét chờ lương, thích xài Gimo".
Độc giả có thể tham gia “Kể chuyện chờ lương” và có cơ hội nhận các giải thưởng hấp dẫn, bao gồm: Một giải nhất (Tủ lạnh Toshiba Inverter 233 l trị giá 6,6 triệu đồng), 2 giải nhì (Quạt điều hòa Midea 130 W trị giá 5,4 triệu đồng), 3 giải ba (Quạt đứng Asia 5 cánh 55 W trị giá 775.000 đồng) và 10 giải khuyến khích (thẻ điện thoại trị giá 100.000 đồng).