Giới chức Mỹ cảnh báo khói bụi độc hại từ các đám cháy ở bang California đã lan sang nhiều thành phố dọc Bờ Đông, bao gồm Washington D.C. và New York. Nhiều chuyên gia khí tượng cho biết làn khói dày đặc có thể che khuất một phần Mặt Trời. Ảnh: Los Angeles Times. |
Cơ quan dự báo thời tiết Baltimore đăng trên Twitter hôm 15/9: “Hình ảnh vệ tinh cho thấy làn khói đã di chuyển sang hướng Đông Bắc và Trung Đại Tây Dương. Làn khói có thể che khuất Mặt Trời, khiến nhiệt độ trong ngày mát mẻ”. Ảnh: Los Angeles Times. |
Ngay cả khu vực phía tây của châu Âu, bao gồm Hà Lan và Đức, cũng ghi nhận hiện tượng khói và sương mù dày đặc. Ảnh: Los Angeles Times. |
Các đám cháy ở bang California còn thải ra không khí nhiều chất ô nhiễm. Báo cáo của NASA hồi tuần trước cho biết nồng độ carbon monoxide trong không khí đang cao gấp 10 lần bình thường. Ảnh: Los Angeles Times. |
NASA tuyên bố: “Sức nóng dữ dội từ các đám cháy đang làm gia tăng lượng carbon monoxide trong bầu khí quyển. Luồng khí này đang di chuyển về phía đông nước Mỹ và băng qua Đại Tây Dương”. Ảnh: Los Angeles Times. |
Quan chức NASA cũng lưu ý rằng khí carbon monoxide có thể tồn tại khoảng một tháng trong bầu khí quyển. “Đây là loại khí làm trầm trọng tình trạng ô nhiễm và biến đổi khí hậu”, tuyên bố từ NASA cho biết. Ảnh: Los Angeles Times. |
Tại bang Oregon, người dân phải ở trong nhà để bảo vệ sức khỏe, tránh ảnh hưởng từ bầu không khí bị ô nhiễm. Thống đốc Kate Brown tuyên bố: “Làn khói bao trùm bang Oregon là lời nhắc nhở rằng thảm kịch này vẫn chưa kết thúc”. Ảnh: Los Angeles Times. |
Hôm 15/9, Portland tiếp tục là thành phố có chất lượng không khí tồi tệ nhất thế giới với chỉ số đạt 273 điểm. Trước đó vào ngày 13/9, thành phố này đạt kỷ lục khi có chỉ số chất lượng không khí ở mức 477. Ảnh: Los Angeles Times. |
Theo cơ quan lâm nghiệp và phòng cháy chữa cháy tại California, bang này vẫn không ghi nhận lượng mưa nào đáng kể. Năm nay, các đám cháy ở California đã cướp đi sinh mạng của 25 người, phá hủy ít nhất 4.200 công trình và đẩy 60.000 người dân vào tình trạng mất nơi cư trú. Ảnh: Los Angeles Times. |