Quân đội Triều Tiên sở hữu kho tên lửa đạn đạo đa dạng từ tầm ngắn, tầm trung và đang phát triển tên lửa tầm xa liên lục địa có khả năng tấn công nước Mỹ.
KN-02 Toksa: Đây là tên lửa thuộc loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn do Triều Tiên chế tạo dựa trên OTR-21 Tochka của Liên Xô. KN-02 có tầm bắn từ 120-160 km, mang theo đầu đạn nặng 250 - 450 kg. Ảnh: Militaryedge.
Hwasong-5: Tên lửa đạn đạo tầm ngắn được Triều Tiên chế tạo dựa trên tên lửa Scud của Liên Xô. Tên lửa có chiều dài 10,9 m, đường kính 0,8 m, trọng lượng phóng 5,9 tấn, tầm bắn từ 300 - 500 km. Ảnh: Armyrecognition.
Hwasong-6: Đây là phiên bản nâng cấp từ Hwasong-5, về ngoại hình, 2 loại tên lửa này rất giống nhau và đều dựa trên tên lửa Scud của Liên Xô. Hwasong-6 có tầm bắn từ 500 - 700 km. Ảnh: Militaryedge.
Nodong-1: Là tên lửa đạn đạo di động tầm trung đầu tiên của Triều Tiên. Theo tờ tin tức quân sự Armyrecognition của Bỉ, Nodong-1 có tầm bắn 900 - 1.500 km mang theo đầu đạn nặng 1 tấn. Đây là tên lửa đầu tiên của Triều Tiên có khả năng tấn công căn cứ quân sự Mỹ ở Nhật Bản. Ảnh: Armyrecognition.
BM-25 Musudan, còn gọi là Nodong-B, thuộc loại tên lửa đạn đạo tầm trung. Tên lửa được công khai lần đầu trong cuộc diễu binh ngày 10/10/2010. Theo Global Security, BM-25 sử dụng động cơ nhiên liệu lỏng với tầm bắn dao động từ 2.500 - 4.000 km có khả năng tấn công căn cứ Mỹ ở đảo Guam. Ảnh: Armyrecognition.
Một tên lửa đạn đạo tầm ngắn mới chưa rõ định danh vừa được công khai trong cuộc diễu binh ngày 15/4. Tên lửa được bổ sung thêm các vây dẫn hướng ở mũi và lắp trên khung gầm bánh xích thay cho bánh lốp. Một số chuyên gia nhận định đây là phiên bản mới của tên lửa Hwasong-5/6, còn gọi là Super Scud. Ảnh: CNN.
Pukguksong-2: Tên lửa đạn đạo tầm trung nhiên liệu rắn đầu tiên của Triều Tiên. Đây là loại tên lửa mới được chế tạo và phóng thử thành công vào ngày 12/2. Tên lửa có tầm bắn khoảng 2.000 km. Ưu điểm của tên lửa này là thời gian chuẩn bị phóng rất nhanh chỉ khoảng vài chục phút. Ảnh: CNN.
KN-11: Còn gọi Pukguksong-1, tầm bắn 2.00 km, là tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm đầu tiên của Bình Nhưỡng. Tàu ngầm Triều Tiên mang theo tên lửa này có thể tiếp cận và tấn công căn cứ Mỹ ở đảo Guam, thậm chí cả Hawaii. Ảnh: CNN.
Loại tên lửa mới chưa rõ định danh, một số chuyên gia dự đoán là phiên bản mới của tên lửa Musudan vừa được công bố trong cuộc diễu binh ngày 15/4. Tên lửa này được cho là có thể tấn công tới Alaska, Mỹ. Ảnh: CNN.
KN-08: Đây được cho là tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM). Tên lửa được công khai lần đầu trong cuộc diễu binh ngày 15/4/2012. Các chuyên gia quân sự ước tính tên lửa này có tầm bắn từ 5.000-6.000 km và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Về lý thuyết, KN-08 có thể đe dọa châu Âu. Ảnh: Getty.
KN-14: Còn gọi là Hwasong-13 được cho là một loại ICBM mà Triều Tiên đang phát triển. Tên lửa được công khai lần đầu trong cuộc diễu binh ngày 10/10/2015. KN-14 được cho là có tầm bắn khoảng 8.000 km, có thể tấn công lục địa Mỹ. Ảnh: Global Security.
Một loại tên lửa mới, có thể là tên lửa liên lục địa vừa được Triều Tiên công bố trong lễ diễu binh hôm 15/4. Tên lửa này khá giống với tên lửa đạn đạo liên lục địa DF-31 của Trung Quốc. Các chuyên gia dự đoán tên lửa này có thể tấn công phần lớn lục địa Mỹ. Ảnh: CNN.
Một tên lửa khác chưa rõ định danh cũng được cho là ICBM vừa được công bố hôm 15/4. Tên lửa này có thiết kế rất giống với tên lửa đạn đạo liên lục địa Topol-M của Nga. Bên trong có thể chứa tên lửa Taepodong 2 tầm bắn 10.000 km, đủ sức tấn công hầu hết nước Mỹ. Ảnh: CNN.
Tầm bắn của các loại tên lửa đạn đạo Triều Tiên. Đồ họa: Heritage.org.
Xe tăng chiến đấu chủ lực K2 Black Panther tối tân, tàu khu trục Sejong Đại đế hùng mạnh, tiêm kích đa nhiệm F-15K là những vũ khí giúp Hàn Quốc đối phó Triều Tiên.
Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson mà Trump nói điều động đến bán đảo Triều Tiên chỉ mới rời Singapore được một đoạn ngắn và vẫn cách Bình Nhưỡng hàng nghìn km.
"Chủ quyền và nền độc lập của đất nước không phải là vấn đề có thể thương lương được", Tổng thống José Raúl Mulino lên tiếng sau tuyên bố "đòi lại" Kênh đào Panama của ông Trump.