Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khó soán ngôi Shopee tại Đông Nam Á

Tổng giá trị hàng hóa giao dịch trên Shopee tại 6 thị trường lớn nhất Đông Nam Á đạt 47,9 tỷ USD, cao gấp 2,4 lần nền tảng đối thủ xếp sau là Lazada.

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu Momentum Works, thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Đông Nam Á đã phải hứng chịu nhiều cơn gió ngược trong năm 2022. Dẫu vậy, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của 9 nền tảng TMĐT hàng đầu vẫn tăng 14% so với năm 2021 và 81% so với năm 2020, thời điểm dịch Covid-19 bắt đầu xuất hiện.

Trong cơ cấu GMV tại 6 quốc gia Đông Nam Á, thị trường Indonesia chiếm 52,1% với 51,9 tỷ USD, tiếp đó là Thái Lan với 14,4 tỷ USD (14,5%), Philippines với 11,5 tỷ USD (11,5%), Việt Nam với 9 tỷ USD (9,1%), Malaysia với 8,7 tỷ USD (8,7%) và Singapore với 4 tỷ USD (4,1%).

Tuy nhiên, Singapore và Malaysia mới là các thị trường dẫn đầu chỉ số GMV bình quân đầu người.

Đáng chú ý, thị phần GMV của Shopee đứng đầu ở cả 6 thị trường, trong đó cao nhất là Malaysia với 78%, Việt Nam với 63% và Philippines với 60%. Khoảng cách của Shopee với đối thủ là Lazada cũng tương đối chênh lệch.

GMV CỦA CÁC NỀN TẢNG TMĐT Ở ĐÔNG NAM Á TRONG NĂM 2022
Nguồn: Momentum Works.
NhãnShopeeLazadaTokepediaBukalapakTikTok ShopBliBliTikiAmazonSendo
GMV tỷ USD 47.820.118.45.34.42.20.50.40.4

Tại Indonesia, Shopee phải cạnh tranh gay gắt với nền tảng TMĐT “cây nhà lá vườn” là Tokepedia của GoTo (công ty mẹ Gojek). Năm vừa qua Shopee và Tokepedia có thị phần GMV ngang ngửa nhau tại quốc gia đông dân nhất Đông Nam Á, lần lượt là 36% và 35%.

Ngoài sự dẫn đầu của hai ông lớn, thị trường Indonesia còn sở hữu nhiều nền tảng khác như Lazada (10%), Bukalapak (10%), TikTok Shop (5%) và BliBli (4%).

Tương tự Indonesia, thị trường TMĐT Việt Nam cũng tương đối đa dạng. Song, thị phần trong nước chủ yếu thuộc về ông lớn nước ngoài như Shopee, Lazada trong khi các nền tảng nội địa như Tiki, Sendo chiếm tỷ lệ rất nhỏ, GMV lần lượt đạt 0,5 tỷ USD (6%) và 0,4 tỷ USD (4%).

CƠ CẤU GMV TẠI VIỆT NAM NĂM 2022
Nguồn: Momentum Works.
NhãnShopeeLazadaTikiTikTok ShopSendo
Thị phần GMV % 6323644

Trong năm vừa qua, Shopee dẫn đầu GMV với tổng giá trị 47,9 tỷ USD, kế đó là Lazada với 20,1 tỷ uSD, Tokepedia với 18,4 tỷ USD. Đáng chú ý dù mới xuất hiện, TikTok Shop của nền tảng video ngắn TikTok bắt đầu có chỗ đứng trên bản đồ TMĐT với GMV đạt 4,4 tỷ USD.

Vào năm 2028, tổng GMV thị trường Đông Nam Á được dự đoán đạt 175 tỷ USD và có tiềm năng vượt 230 tỷ USD trong điều kiện thuận lợi.

“Thị trường TMĐT ở Đông Nam Á có thể sẽ đi theo quỹ đạo bình thường và lành mạnh trong vài năm tới. Theo chúng tôi Shopee và Lazada sẽ luôn ở đó, chia thị phần với một hoặc hai đối thủ toàn cầu khác”, Jianggan Li, nhà sáng lập và CEO của Momentum Works, nhận định.

Cũng theo vị này, những nền tảng tập trung vào một quốc gia sẽ chuyển sang xu hướng đa kênh nhiều hơn để sinh tồn. Trong khi đó chỉ có 2-3 công ty lớn thuộc lĩnh vực logistics 3PL (hậu cần bên thứ 3) tồn tại trong khu vực.

Cơ quan thuế soát thông tin gần 70.000 đơn vị bán hàng trên sàn TMĐT

Tính đến ngày 27/2, Tổng cục Thuế cho biết đã có trên 280 sàn thương mại điện tử (TMĐT) cung cấp thông tin trên Cổng thông tin TMĐT.

Phụ nữ mua quần áo online nhiều gấp 3 lần nam giới

Cả doanh thu bán hàng lẫn sản lượng đơn hàng của ngành thời trang nữ trên các sàn TMĐT đều cao gấp 3 lần thời trang nam.

Đổ xô lên ứng dụng đặt món ăn được Michelin đề xuất

Sau sự kiện công bố cẩm nang ẩm thực Michelin, các ứng dụng gọi đồ ăn đều ghi nhận sự quan tâm mạnh mẽ của người dùng đối với quán ăn nằm trong danh sách Michelin.

Độc giả Zing có thể tìm đọc thêm các cuốn sách hay về kinh tế tại Tủ sách kiến thức kinh tế. Các cuốn sách cung cấp cho độc giả nhiều kiến thức về kinh tế vĩ mô, chứng khoán, bất động sản, lạm phát, các cuộc suy thoái từng xảy ra, kinh nghiệm quản lý chi tiêu...

Minh Khánh

Bạn có thể quan tâm