Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khô độc nào ở miền Tây tăng giá mạnh nhất dịp cận Tết?

Trong những ngày cận Tết, các loại khô đặc sản miền Tây như khô lóc, kèo, thòi lòi, chạch, rắn, sặc rằn, tắc kè và khô nhái... dù giá tăng cao vẫn được dân nhậu tất bật săn mua.

Khô cá lóc là món ăn không thiếu trong ngày Tết. Do đó, vẫn như mọi năm, năm nay các nơi sản xuất khô nổi tiếng như An Giang và Đồng Tháp vẫn không đủ hàng bán cho thị trường. 
Bình quân cứ 4 kg cá tươi sẽ cho ra 1 kg khô. Lúc trước giá cá lóc dao động từ 120.000 đến 200.000 đồng/kg, vào những ngày cận Tết giá tăng lên gấp đôi, ở 350.000 -400.000 đồng/kg (loại I). 

Khô cá lìm kìm - loại cá sống ở vùng nước lợ. - cũng là món đặc sản không thể thiếu ở Sóc Trăng, Kiên Giang mỗi dịp Tết. Chị Trần Thị Kim Yến, ở Rạch Giá (Kiên Giang), chủ cửa hàng bán khô đặc sản này cho biết ká lìm kìm loại cá rất hiếm,một năm xuất hiện một lần, chính vì vậy giá cá khô dao động từ 500.000 đến 550.000 đồng/kg. 

Cá chạch đồng xuất hiện nhiều trong mùa lũ nhưng dịp Tết lại rơi vào những tháng hạn, khiến cá nguyên liệu không có nhiều. Vì vậy, giá loại này tăng lên gấp 2-3 lần thường ngày, khoảng 250.000-350.000 đồng/kg. 

Bình quân 5 kg cá tươi cho ra 1 kg khô chạch (phơi 2-3 nắng).

Ở miền Tây, An Giang và Cà Mau là hai địa phương mỗi năm cung ứng hàng ngàn tấn khô sặc rằn ra thị trường trong và ngoài nước. Những ngày gần Tết làng khô này tấp nập hàng trăm người làm các công đoạn để cho ra sản phẩm. Giá khô sặc rằn vào giáp Tết là 180.000-300.000 đồng/kg, tăng trên 70% so với ngày thường.

Cá dứa (là họ với cá tra) là cá thiên nhiên nên mấy năm gần đây rất được người dân ưa chuông. Bình quân mỗi kg khô cá dứa dao động 280.000-320.000 đồng/kg.

Còn loại khô cá lau kính năm nay có mặt tại thị trường ở Cần Thơ với số lượng rất hạn chế, nhưng được người sành ăn tìm mua khiến sản lượng không đủ cung cấp. Giá khô cá lau kính rất cao, từ 400.000 đến 450.000 đồng/kg. 

Cá thòi lòi có quanh năm, nhưng nhiều nhất là mùa mưa vì loài cá này sống ở các bãi bồi ở các vùng biển. Từ khi cá này được làm khô được thị trường tiêu thụ rất mạnh. Khô thòi lòi nguyên con hay xé ra lấy xương giá 500.000 -600.000 đồng/kg. 

Duy nhất ở miền Tây, tại xã Vĩnh Trung, huyện Tịnh Biên (An Giang) có hơn 40 hộ chuyên sản xuất khô nhái, còn được dân nhậu đặt cho cái tên gọi mỹ miều (vũ nữ chân dài). Nhái xuất hiện nhiều trong mùa mưa từ tháng tháng 4 đến tháng 8 trong năm, nên khi vào dịp Tết  rơi vào tháng hạn, lượng nhái rất ít để phục vụ làm khô nên giá tăng lên gấp 2-3 lần, khoảng 450.000-600.000 đồng/kg. 

Còn tại xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú (An Giang) làng sản xuất khô rắn đang tất bật cao điểm có có những chuyến hàng cung ứng cho thị trường. Anh Lê Văn Tiểu, người chuyên làm khô rắn ở xã Vĩnh Hội Đông cho biết trung bình 12 kg rắn tươi cho ra 1kg khô rắn. Do vậy, ngày thường giá khô rắn cũng rất cao, từ 200.000 đến 400.000 đồng. Còn dịp Tết này khô rắn đã tăng lên gấp 2 lần.

Kiếm 200.000 đồng mỗi ngày nhờ làm khô sặc ăn Tết ở miền Tây

Công việc sản xuất khô cá sặc bổi phục vụ thị trường Tết giúp lao động có nguồn thu nhập cao hơn hẳn so với các tháng khác trong năm.

Ngọc Trinh

Bạn có thể quan tâm