Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khó có thể trục vớt mảnh vỡ phi cơ dù đã xác định vị trí rơi

"Hãy thử tưởng tượng bạn đứng trên đỉnh núi và đang cố gắng tìm một chiếc vali ở dưới chân núi khi trời tối. Đó chính là sự khó khăn của đội tìm kiếm phi cơ mất tích", CNN cho hay.

Máy bay Boeing 777 của Malaysia chở 239 người mất tích trên hành trình từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh vào hôm 8/3.

Hy vọng của mọi người - đặc biệt đội tìm kiếm, chính phủ các nước và thân nhân hành khách cùng phi hành đoàn trên MH370 - đang đổ dồn vào tín hiệu phát ra từ hộp đen. Khu vực tìm kiếm đã được thu hẹp vào khoảng 58.000 km2. Nhưng thách thức thực sự lại nằm ở độ sâu dưới nước.

Tín hiệu thu được vào hôm 5/4 và 8/4 đến từ độ sâu khoảng 4.500 m. Công trình cao nhất thế giới hiện nay là tòa nhà Burj Khalifa ở Dubai, có độ cao khoảng 828 m. Nếu người ta chồng 5 tòa Burj Khalifa lên nhau, con số cũng chỉ đạt đến khoảng 4.100 m, vẫn chưa bằng khoảng cách nơi tín hiệu phát ra. Tại độ sâu này, áp suất nước rất lớn, mọi thứ đều có thể bị nghiền nát, rất ít tàu ngầm có người lái có thể chịu được.

Sylvia Earle, một nhà hải dương học cho biết: “Chỉ khoảng 6 tàu ngầm có thể đi đến một nửa độ sâu đại dương”. Điều này khiến hy vọng của mọi người gần như sụp đổ.

Mary Schiavo, cựu tổng thanh tra Sở Giao thông vận tải Mỹ cho biết: “Tại độ sâu này, việc đưa MH370 là không thể dù người ta có thể xác định vị trí của nó”.

Một tháng tìm kiếm MH370 tốn kém thế nào?

Các nhà phân tích quốc phòng ước tính trong một tháng qua, các nước Australia, Trung Quốc, Mỹ và Việt Nam đã chi khoảng 44 triệu USD để tìm phi cơ mất tích của Malaysia.

 

Điều này khiến ta nhớ lại các vụ tai nạn đã xảy ra trong quá khứ. Con tàu Titanic chìm ở Đại Tây Dương phải chờ tới 70 năm mới được phát hiện ở độ sâu khoảng 3.800 m. Xác của con tàu vẫn nằm tại đó cho đến ngày hôm nay.

Vị trí chính xác của chiếc phi cơ trong chuyến bay 447 của hãng hàng không Air France chở 228 hành khách cùng phi hành đoàn đã lao xuống phía nam Đại Tây Dương trong một cơn bão vào năm 2009 đã phải mất hai năm để tìm ra. Xác chiếc máy bay và những nạn nhân đã được phát hiện ở độ sâu khoảng gần 4.000 m. Chỉ có khoảng 154 thi thể được tìm thấy, 74 nạn nhân còn lại vĩnh viễn yên nghỉ trong lòng đại dương.

"Con trai, trái tim bố mẹ tan nát rồi. Mau về nhà đi con". Ảnh: CNN

Tuy nhiên, thân nhân của các hành khách và phi hành đoàn xấu số vẫn không từ bỏ hy vọng. 

Amirtham Arupilai, mẹ của hành khách Puspanathan trên MH370, tâm sự: “Từ sâu thẳm trong trái tim tôi mách bảo rằng họ vẫn còn sống – tất cả hành khách trên chuyến bay đó còn sống”.

Bà gọi vào điện thoại của Puspanathan và nghe thấy giọng của anh trong hộp thư thoại. Bà cho rằng đó là tín hiệu chứng tỏ rằng con trai mình còn sống và đã được an toàn.

Thân nhân hành khách tin Boeing 777 'còn nguyên vẹn'

Bạn gái của một hành khách trên chuyến bay MH370 và nhiều thân nhân khác không tin phi cơ đã đâm và đang nằm đâu đó dưới lòng Ấn Độ Dương.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm