Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khó có chuyện ồ ạt bán USD đổi ra tiền đồng

Theo các chuyên gia, lãi suất huy động về 0% sẽ làm giảm sức hấp dẫn của USD, giúp giữ ổn định tỷ giá, nhưng không có nghĩa là các tổ chức sẽ ồ ạt bán đôla để đổi lấy tiền đồng.

Nhà đầu tư “phát sốt” vì lãi suất USD về 0% một năm

Đêm qua, ngay khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố giảm lãi suất huy động USD với tổ chức về 0% và cá nhân về 0,25%/năm, trên các diễn đàn, giới đầu tư bàn luận sôi nổi. Các cuộc tranh luận sôi nổi kéo dài suốt đêm và diễn ra đến tận sáng nay, với hàng trăm ý kiến bình luận.

Đa số nhà đầu tư cho rằng, quyết định trên là một kế sách hay của NHNN giúp hạ nhiệt tỷ giá, giảm tâm lý găm giữ USD, giúp tăng dự trữ ngoại hối, giúp thị trường chứng khoán có thêm dòng tiền mới… Cũng có ý kiến cho rằng, đây là động thái nới lỏng tiền tệ của NHNN. Bởi việc giảm lãi suất huy động USD về 0% sẽ khiến các tổ chức mạnh tay bán ra USD, đồng nghĩa tiền đồng cung ứng ra thị trường nhiều hơn, từ đó tác động gián tiếp đến hạ lãi suất.

mức giảm lãi suất USD của tổ chức không lớn ( từ 0,25% xuống mức 0%) chưa đủ dẫn tới chuyện đổi từ USD sang tiền đồng.
Mức giảm lãi suất của tổ chức được cho là không lớn ( từ 0,25% xuống mức 0%) nên chưa đủ dẫn tới chuyện đổi từ USD sang tiền đồng.

Tuy nhiên, một số nhà đầu tư cũng cho rằng, động thái trên của NHNN cho thấy, thị trường ngoại tệ có dấu hiệu căng thẳng. Thực tế thời gian qua, khối ngoại bán ròng khá lớn. Ngoài ra, mức giảm lãi suất USD của tổ chức không lớn ( từ 0,25% xuống mức 0%) chưa đủ dẫn tới chuyện đổi từ USD sang tiền đồng.

Trong báo cáo phát đi sáng nay, Ngân hàng ANZ nhận định, động thái điều chỉnh lãi suất đồng USD của NHNN là nhằm thực hiện chính sách chống đôla, ngăn chặn việc tích trữ ngoại tệ. ANZ cũng kỳ vọng, Việt Nam sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ nhiều hơn nữa vào năm 2016.

Không ồ ạt bán USD, không phải nới lỏng tiền tệ

TS. Cấn Văn Lực.
TS. Cấn Văn Lực.

Trao đổi với báo Đầu tư, TS. Cấn Văn Lực cho rằng, việc giảm lãi suất huy động USD của NHNN không phải nhằm mục đích nới lỏng tiền tệ. Bởi mức giảm lãi suất huy động là không nhiều (giảm từ 0,25% xuống còn 0%). Bên cạnh đó, cho vay ngoại tệ chỉ chiếm chiếm 10-11% trong tổng tín dụng cũng như tổng tiền tửi, cho nên hạ lãi suất USD cũng không tác động nhiều đến tín dụng chung của cả hệ thống.

Việc giảm lãi suất huy động USD xuống mức 0% cũng không tác động nhiều đến lượng cung trên thị trường. Bởi, dù lãi suất USD giảm còn 0% nhưng các tổ chức kinh tế vẫn có xu hướng “găm” đồng tiền này trong tài khoản, để chuẩn bị nguồn thanh toán khi đến kỳ hạn, đồng thời để đề phòng rủi ro tỷ giá. Trên thực tế, bấy lâu nay, lãi suất tiền gửi bằng USD với tổ chức cũng đã ở mức rất thấp, nhưng các tổ chức này vẫn gửi tiền.

Theo TS.Cấn Văn Lực, việc giảm lãi suất huy động USD lần này chủ yếu nhằm hướng tới hai mục đích: thực hiện lộ trình chống đôla hóa, giảm sức hấp dẫn của USD. Thứ hai, giảm một phần áp lực tỷ giá nếu có.

Đối với tiền gửi ngoại tệ của người dân, lãi suất huy động USD đã giảm 0,5% (từ 0,75% xuống 0,25%), song ông Lực cho rằng, huy động vốn ngoại tệ sẽ giảm không đáng kể và tỷ trọng tiền gửi ngoại tệ cũng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng huy động vốn của ngân hàng.

Một số lãnh đạo ngân hàng nhận định, việc hạ lãi suất đồng USD của NHNN ngoài mục tiêu chống đôla hóa, giảm áp lực lên tỷ giá còn nhằm đối phó với bài toán lãi suất. Vài tháng gần đây, lãi suất huy động tiền đồng có xu hướng tăng là hạ nhiệt áp lực lãi suất.

Ông Nguyễn Thanh Toại, Phó tổng giám đốc ngân hàng ACB cho hay, áp lực tăng lãi suất huy động đã xuất hiện. Vì vậy, hạ lãi suất USD, làm tăng sức hấp dẫn của tiền đồng là một trong những cách để tăng huy động vốn bằng tiền đồng.

Vì sao Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất USD xuống 0%?

Tại sao NHNN lại quyết định điều chỉnh lãi suất USD xuống 0% trong bối cảnh FED dự định tăng lãi suất huy động?

 

http://baodautu.vn/kho-co-chuyen-o-at-ban-usd-doi-ra-tien-dong-d33253.html

Theo Hà Tâm/Báo Đầu tư

Bạn có thể quan tâm