Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khi xung đột Ukraine không thu hút bằng phiên tòa của Johnny Depp

Ukraine đang lo ngại sự ủng hộ của phương Tây có thể đi xuống khi mức độ phủ sóng của các phương tiện truyền thông đối với xung đột tại nước này ngày càng giảm.

Giữa lúc Moscow lại đang đạt được những thành tựu chậm rãi nhưng ổn định trên chiến tuyến, lo lắng này càng tăng lên.

Thậm chí, ở nhiều nơi khác của Ukraine, một số người cảm thấy xa cách với cuộc chiến ở Donbas, khi phí tổn về kinh tế đang ngày một gia tăng, theo Guardian.

“Đó là một mối đe dọa rất thực tế, khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi về mặt tâm lý”, Lesia Vasylenko, một nghị sĩ đảng đối lập của Ukraine, cho biết.

Mức độ phủ sóng giảm dần

Bà Vasylenko nói thêm rằng mức độ phủ sóng của các phương tiện truyền thông quốc tế đã giảm rõ rệt trong hai tháng qua. “Khi con số đó giảm hơn nữa, thì nguy cơ rất cao là sự hỗ trợ từ phương Tây sẽ đi xuống”, bà cho biết thêm.

Ukraine ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào sự trợ giúp của phương Tây cả về vũ khí và viện trợ nhân đạo. Ngoài ra, nước này cũng sẽ cần tiền viện trợ quốc tế để xây dựng lại các thị trấn và thành phố bị phá hủy trong giai đoạn đầu của cuộc giao tranh. Kho bạc của Kyiv cũng đang trống rỗng.

Trong khi đó, Nga dường như sắp kiểm soát được thành phố Sievierodonetsk ở vùng Donbas sau cuộc phản công thất bại của lực lượng Ukraine.

Vũ khí vẫn là nhu cầu hàng đầu của Ukraine. Hai chỉ huy quân đội giấu tên nói với Observer rằng việc cung cấp một số thiết bị quan trọng vẫn còn chậm.

xung dot Nga va Ukraine anh 1

Một binh sĩ Ukraine nhìn từ bên trong xe tăng ở vùng Donetsk. Ảnh: Reuters.

Những lời phàn nàn còn bao gồm việc thiếu sự chia sẻ thông tin thực tế ở cấp đơn vị với phương Tây hoặc các đầu mối liên lạc để giúp huấn luyện sử dụng vũ khí. Ngoài ra, Ukraine cũng cần sự trợ giúp thiết thực trong việc vận chuyển thiết bị từ các trung tâm vũ khí sát thương ở phía đông nam Ba Lan.

Họ thậm chí còn tự hỏi liệu các nhà lãnh đạo của đất nước có thiếu sự khẩn trương hay không.

“Sẽ tốt hơn nếu Kyiv đang bị đe dọa”, một người lẩm bẩm.

Một cuộc tấn công bằng tên lửa vào cơ sở hạ tầng đường sắt ở ngoại ô Kyiv sáng 5/6 là cuộc tấn công đầu tiên vào thành phố này sau hơn 5 tuần. Còi báo động của cuộc không kích vang lên định kỳ nhưng hiếm ai phản ứng với điều đó.

Đối với những người thân cận với tổng thống Ukraine, họ thản nhiên hơn trước việc truyền thông phương Tây giảm sự chú ý, miễn là các chính trị gia phương Tây không mất tập trung và sự đoàn kết giữa các đồng minh NATO vẫn tương đối mạnh mẽ.

Sự mệt mỏi không thể tránh khỏi

Oleksiy Arestovych, một cố vấn quân sự cấp cao của văn phòng tổng thống Ukraine, cho biết sự mệt mỏi của giới truyền thông là không thể tránh khỏi khi xung đột kéo dài.

“Không thể tránh khỏi việc phiên tòa giữa Johnny Depp và Amber Heard thu hút được nhiều lượt xem và lượt thích hơn là cuộc chiến. Mọi người đang ngày một mệt mỏi”, ông nói với Observer.

“Các vị không cần phải nói về chúng tôi. Chỉ cần đưa cho chúng tôi vũ khí”, ông nói thêm.

xung dot Nga va Ukraine anh 2

Giới chức Ukraine thừa nhận rằng mệt mỏi là điều không thể tránh khỏi khi chiến sự kéo dài. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, chính quyền Kyiv dường như cảm thấy nhẹ nhõm khi Thủ tướng Anh Boris Johnson đã “sống sót” sau cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm vào tuần trước. Tổng thống Zelensky cho biết chiến thắng đó là "tin tuyệt vời".

Tổng thống Ukraine dường như rất hài lòng khi ông chào đón Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace vào ngày 10/6. Ông Wallace đã đến Ukraine để thảo luận về cách Anh “sẽ tiếp tục đáp ứng các nhu cầu của Ukraine khi cuộc xung đột bước sang một giai đoạn khác”, Bộ Quốc phòng Anh cho biết.

“Điều mà Ukraine sợ hãi nhất là khả năng cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm đối với ông Boris Johnson dẫn đến sự thay đổi chính phủ. Bất kỳ sự thay đổi nào của chính phủ cũng có thể dẫn đến việc cải tổ và rời sự chú ý khỏi Ukraine”, nghị sĩ Vasylenko cho biết.

Chiến thuật quân sự của Ukraine dường như là chiến đấu kiên cường và chịu thương vong cao để làm chậm nỗ lực của Nga trong việc kiểm soát Sievierodonetsk và phần còn lại của vùng Donbas.

Kyiv hy vọng rằng các vũ khí mới được phương Tây hứa hẹn - chẳng hạn pháo phản lực của Mỹ và Anh - sẽ cho phép lực lượng nước này giành lại lãnh thổ từ Nga.

Trong khi đó, Ukraine lại có sự thất vọng đặc biệt với Đức vì việc cung cấp vũ khí chậm, cũng như việc Pháp tỏ ra sẵn sàng gắn kết hơn với Nga.

Điều đáng lo ngại là nguồn cung chậm đang ngăn cản Ukraine giành chiến thắng. “Nếu chúng tôi có tất cả vũ khí mà Đức đang nói đến, chúng tôi đã đẩy lùi Nga, Kherson sẽ được giải phóng”, ông Arestovych nói.

Những người khác lo lắng rằng phát ngôn như vậy là lạc quan quá mức, khi vẫn chưa rõ sự khác biệt mà lô pháo tầm xa mới nhất sẽ tạo ra. Bên cạnh đó, về cơ bản, Ukraine có thể cần thêm sự hỗ trợ quân sự của phương Tây.

Bà Vasylenko cho biết bản thân lo sợ rằng Nga có thể "làm hao mòn sự chú ý của quốc tế đối với Ukraine" nếu cuộc giao tranh kéo dài. Điều này dần dần "đẩy thế giới vào một số thỏa thuận hòa bình" và dẫn đến sự chia rẽ lớn hơn của Ukraine.

Video tàu chiến Nga bắn loạt tên lửa Kalibr tấn công mục tiêu Ukraine Bộ Quốc phòng Nga ngày 12/6 đăng video tàu hộ vệ thuộc Hạm đội biển Đen đã bắn 4 tên lửa hành trình Kalibr tấn công hạ tầng quân sự của Ukraine.

Nga cắt đứt con đường sơ tán từ Sievierodonetsk

Các quan chức địa phương hôm 12/6 cho biết lực lượng Nga đã cho nổ tung cây cầu nối thành phố Sievierodonetsk với thành phố Lysychansk, cắt đứt con đường sơ tán dân thường.

Nga tuyên bố phá hủy kho vũ khí phương Tây viện trợ Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga ngày 12/6 cho biết đã bắn tên lửa hành trình Kalibr phá hủy kho chứa vũ khí Mỹ và châu Âu viện trợ Kyiv ở thành phố Chortkiv, miền Tây Ukraine.

Vân Đinh

Bạn có thể quan tâm