Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

BRANDVOICE

Khi phụ nữ nông thôn được tiếp sức, vươn lên thoát nghèo

Gặp khó khăn cả về vốn và kiến thức chăn nuôi, hành trình vươn lên thoát nghèo của phụ nữ ở khu vực nông thôn gặp không ít khó khăn, cần sự tiếp sức của cộng đồng, xã hội.

Là lực lượng lao động giữ vai trò chủ đạo trong nông nghiệp, nhưng phụ nữ nông thôn gặp không ít khó khăn khi muốn cải thiện kinh tế gia đình, từ việc thiếu kiến thức chăn nuôi sản xuất, định hướng, đến hạn chế về công cụ, nguồn vốn...

Không để điều đó cản bước, họ luôn nỗ lực vươn lên thoát nghèo, cải thiện cuộc sống gia đình cũng như đảm bảo con đường học hành của con cái. Nỗ lực ấy được cả cộng đồng, xã hội trân trọng và hỗ trợ bằng nhiều phương thức, để mơ ước thoát nghèo của chị em có thể trở thành hiện thực.

Theo thông tin từ Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2019, Việt Nam đứng thứ 87 trong bảng xếp hạng chỉ số bình đẳng giới của WEF, thứ 31 về chỉ số cơ hội kinh tế. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nữ cao (71,5% so với trung bình 49,6% của thế giới), chiếm đến 56% tổng lao động nông nghiệp, nhưng chất lượng thấp, thiếu ổn định và thu nhập thấp.

Tại khu vực nông thôn, phụ nữ vừa tham gia công việc sản xuất nặng nhọc, vừa phải đảm nhận trách nhiệm nội trợ, nuôi con. Một khảo sát đăng tải trên tạp chí Khoa học của ĐH Cần Thơ cho thấy ở Đồng bằng sông Cửu Long, phụ nữ đóng góp 72% công việc sản xuất nông nghiệp và 82% việc nội trợ. Trách nhiệm nhân đôi này khiến cơ hội tiếp cận kiến thức, đầu tư thời gian và công sức phát triển kinh tế của phụ nữ càng trở nên eo hẹp.

Thời gian qua, tình hình dịch bệnh, giá cả nông sản không ổn định cũng ảnh hưởng lớn đến thu nhập của chị em, thiếu vốn - vấn đề trọng yếu trong phát triển kinh tế của phụ nữ nông thôn - càng trở nên thách thức. Nhiều phụ nữ mong muốn cải thiện đời sống gia đình bằng cách bắt đầu chăn nuôi, mở rộng đàn heo, đàn gà, hoặc mua thêm chiếc máy may để học nghề nhưng không có nguồn vốn. Cùng với đó, chi phí học tập của các con cũng là nỗi trăn trở thường trực.

Chị Hớn (ấp An Lợi, xã An Bình Tây, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre) là một trong những trường hợp như thế. Sau khi chồng mất, chị một mình nuôi con với thu nhập từ chăn nuôi nhỏ lẻ. Ngôi nhà lợp mái lá của hai mẹ con cứ đến mùa mưa lại thủng dột lỗ chỗ. Mùa mưa vừa qua, chị gửi tạm một phần đồ đạc ở nhà ông bà ngoại để tránh hư hại, phía trên chỗ ngủ của hai mẹ con cũng phải lót thêm tấm bạt để không bị ướt.

Khó khăn là vậy, nhưng người phụ nữ hồn hậu này vẫn luôn chăm chỉ làm lụng, chăn nuôi, đồng thời nhiệt tình tham gia công tác tại xã, hỗ trợ chị em ở địa phương cải thiện đời sống. Chị mong muốn có thêm vốn cùng kiến thức chăn nuôi để tăng đàn, mở rộng quy mô, thêm thu nhập và đảm bảo đường đến trường cho con.

Mục tiêu của chị Hớn cũng là mong muốn chung của nhiều phụ nữ vùng quê Bến Tre. Cùng xã với chị Hớn, chị Trần Thị Hà cũng có gia cảnh khó khăn. Công việc hàng ngày của chị Hà là buôn bán ve chai - phế liệu và chăn nuôi. Sau thời gian tích góp, câu chuyện chăn nuôi của gia đình vẫn chỉ dừng lại ở một đàn heo nhỏ, vài con gà, vịt và một con bò. Giờ đây, chị mong có vốn để gây thêm một bầy heo, cải thiện cuộc sống, đảm bảo việc học của con trai không bị dở dang.

Một nguồn vốn cùng kiến thức chăn nuôi khoa học chính là phương tiện thiết thực để những người phụ nữ không ngại khó, không ngại khổ này bắt tay làm kinh tế từ chính công việc chăn nuôi của mình.

Thấu hiểu những thách thức và khó khăn của người nông dân nói chung và phụ nữ nông thôn nói riêng, tập đoàn GREENFEED Việt Nam đã triển khai chương trình “Tiếp sức nhà nông”, đồng hành và hỗ trợ hơn 2.000 hộ nông dân trên cả nước trong suốt 10 năm qua.

Bước sang năm thứ 10, chương trình tiếp tục cam kết hỗ trợ bà con nông dân Việt Nam, đặc biệt là chị em phụ nữ nông thôn, bằng việc cung cấp nguồn vốn vay không lãi suất, cùng đào tạo hướng dẫn kiến thức chăn nuôi khoa học, hỗ trợ con giống, thức ăn chăn nuôi nhằm giúp các hộ gia đình thoát nghèo bền vững.

Hành trình “Tiếp sức nhà nông” năm 2020 sẽ đồng hành cùng bà con nông dân tại 4 tỉnh: Bến Tre, Bình Định, Hưng Yên và Hải Dương, với tổng ngân sách 7 tỷ đồng. Chương trình đã ghé thăm địa phương đầu tiên là Bến Tre, với những suất hỗ trợ thiết thực được trao cho 20 hộ nông dân tại hai xã An Hiệp và An Bình Tây, huyện Ba Tri. Cụ thể, các hộ sẽ được hỗ trợ vốn vay không lãi suất, cũng như được tập huấn kiến thức, kỹ thuật chăn nuôi từ chuyên viên của tập đoàn.

Cũng tại buổi lễ, 40 học sinh có thành tích học tập tốt, tiêu biểu của tỉnh Vĩnh Long là con em các hộ nông dân nằm trong chương trình hỗ trợ giai đoạn 2018-2020 cũng được trao tặng các suất học bổng, qua đó khích lệ tinh thần hiếu học của các em.

GreenFeed Viet Nam anh 6

Nằm trong số những hộ được hỗ trợ, chị Hớn, chị Hà giờ đây đã có thêm số vốn để mở rộng quy mô chăn nuôi. Đồng thời qua buổi tập huấn, các chị cùng những hộ dân khác được hướng dẫn kiến thức chăn nuôi khoa học, đúng kỹ thuật nhằm đảm bảo hiệu quả chăn nuôi cao nhất, phát triển kinh tế ổn định và lâu dài.

Trong 10 năm đồng hành cùng chương trình, nguồn vốn từ GREENFEED Việt Nam đã được trao đến hơn 2.000 nông dân trên cả nước, với tỷ lệ hoàn vốn thành công trên 93%. Nhiều hộ nông dân đã thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay không lãi suất, cùng rất nhiều chương trình hỗ trợ kỹ thuật khác của tập đoàn.

Gia đình chị Dương Thị Mỹ Diệu (ấp 9, xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre) được hỗ trợ vay vốn không lãi suất từ chương trình “Tiếp sức nhà nông” giai đoạn 2014-2016. Với số vốn và tiền tích góp, chị Diệu xây dựng chuồng trại, mua heo giống về nuôi. Việc chăn nuôi thuận lợi, gia đình chị dần có nguồn thu ổn định, hoàn vốn đúng hạn và còn tích góp dành dụm được một khoản tiền để sửa sang lại căn nhà cho cả gia đình. Bên cạnh những hỗ trợ về vốn chăn nuôi, con giống cho gia đình, con chị còn nhận được học bổng từ chương trình nhờ thành tích học tập xuất sắc. Qua đó, con đường đến trường của em đỡ khó khăn, nhọc nhằn hơn.

Đến năm 2016, nhờ chăn nuôi hiệu quả, có lời, chị Diệu được công nhận là hộ thoát nghèo bền vững của xã. Trong thời gian tới, gia đình chị Diệu sẽ tiếp tục đầu tư và mở rộng việc chăn nuôi heo, duy trì và tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình, lo cho các con ăn học đến chốn.

Luôn xem trách nhiệm xã hội là một trong những giá trị cốt lõi của tập đoàn, GREENFEED Việt Nam không ngừng nỗ lực đem đến các chương trình, hoạt động xã hội thiết thực, giúp người dân trên cả nước, đặc biệt là bà con nông dân còn khó khăn, cải thiện sinh kế, thoát nghèo bền vững.

GreenFeed Viet Nam anh 7

GREENFEED Việt Nam là tập đoàn tích hợp toàn chuỗi thực phẩm Feed - Farm - Food, với sứ mệnh xây dựng các thương hiệu chất lượng, cũng như không ngừng kiến tạo giá trị bền vững cho khách hàng và xã hội. Tập đoàn hướng đến tầm nhìn trở thành thương hiệu hàng đầu, hiệu quả, đáng tin cậy trên toàn chuỗi thực phẩm trong và ngoài nước, sử dụng các ứng dụng công nghệ vượt trội.

Đây là một trong 5 tập đoàn thức ăn chăn nuôi hàng đầu tại Việt Nam, đứng trong top 100 doanh nghiệp thức ăn chăn nuôi toàn cầu (theo tạp chí Feed International), top 50 thương hiệu dẫn đầu 2020 do Forbes Việt Nam xếp hạng, top 100 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam (VNR 500). Tập đoàn cũng được đánh giá là nơi làm việc tốt nhất Việt Nam trong ngành Nông - Lâm - Ngư nghiệp (theo kết quả khảo sát do Intage và Anphabe thực hiện).

Giang Hoàng Linh

Đồ hoạ: Ái Tân Luật

Bình luận

Bạn có thể quan tâm