Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Khi ba nhân cách của con người được kích hoạt

Ba cái Tôi (Đứa trẻ, Trưởng thành, Cha mẹ) trong lý thuyết Phân tích tương giao của Eric Berne thể hiện các chức năng khác nhau mỗi khi được kích hoạt.

sach tam ly anh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Mario Wagner.

1. Đứa trẻ

Từ "tính trẻ con" không được sử dụng trong phân tích cấu trúc, vì nó mang hàm ý nhấn mạnh về sự không được mong đợi, và về thứ gì đó nên được dừng lại hoặc từ bỏ. Thuật ngữ "như trẻ con" được sử dụng trong việc mô tả Đứa trẻ (một trạng thái của cái Tôi), bởi vì nó mang tính định kiến.

Trên thực tế, Đứa trẻ theo nhiều cách là phần có giá trị nhất của cá nhân, có thể đóng góp cho cuộc sống của gia đình: sự duyên dáng, niềm vui và sức sáng tạo. Nếu Đứa trẻ trong một cá nhân bị bối rối và không khỏe mạnh, hậu quả có thể không được may mắn, nhưng một số điều có thể và nên được làm về điều này.

2. Trưởng thành

Với từ "trưởng thành và "không trưởng thành" cũng tương tự. Trong hệ thống phân tích biểu đồ cấu trúc của ba cái Tôi, không có thứ gì được gọi là "một người không trưởng thành". Chỉ có người mà Đứa trẻ trong họ lấn át một cách không hợp lý hoặc không hiệu quả, nhưng tất cả những con người đó đều có trong mình một người Trưởng thành khôn ngoan, hoàn thiện cần được khám phá ra hoặc kích hoạt.

Ngược lại, những người gọi là "người trưởng thành" là những người có khả năng kiểm soát trạng thái Trưởng thành trong hầu hết trường hợp, nhưng Đứa trẻ trong họ cũng sẽ kiểm soát trong một số tình huống, giống như mọi người khác, thường với những kết quả không được mong đợi.

3. Cha mẹ

Ta nên lưu ý rằng, Cha mẹ được thể hiện bằng hai hình thức, trực tiếp và gián tiếp: như một trạng thái của tôi tích cực và như một nguồn ảnh hưởng. Khi nó được kích hoạt trực tiếp, con người phản ứng như cha (hay mẹ) thực của mình sẽ phản ứng (Làm như tôi làm). Khi nó là một nguồn ảnh hưởng, anh ta phản ứng theo cách mà họ muốn anh ta phản ứng (Đừng làm như tôi làm, hãy làm theo tôi nói). Trong trường hợp đầu tiên, anh ta trở thành một trong số họ, trường hợp thứ hai, anh ta biến mình trở thành mong muốn của cha mẹ.

Mỗi Đứa Trẻ được thể hiện qua hai hình thái: Đứa Trẻ thích nghi và Đứa trẻ tự nhiên. Đứa trẻ thích nghi điều chỉnh hành vi của mình dưới sức ảnh hưởng của cha mẹ. Anh ta có thể hành xử như cha (hoặc mẹ) anh ta muốn theo một cách hoàn toàn phục tùng hoặc có nhận thức.

Hoặc anh ta tự thích nghi bằng cách rút lui, phàn nàn. Do đó, ảnh hưởng của Cha mẹ là nguyên nhân, Đứa trẻ thích nghi là kết quả. Trong khi đó, Đứa trẻ tự nhiên là một biểu hiện không gò bó. Chúng nổi loạn và đầy sức sáng tạo. Trường hợp say rượu là một minh chứng. Thông thường nó loại bỏ Cha mẹ trước, từ đó Đứa trẻ thích nghi được tự do khỏi ảnh hưởng của Cha mẹ và được biến đổi qua việc chuyển thành Đứa trẻ tự nhiên.

Những trạng thái của cái Tôi đã nói bên trên là những hiện tượng tâm lý thông thường. Bộ não con người là tổ chức của đời sống tâm lý, những sản phẩm của nó được sắp xếp và lưu trữ dưới dạng những trạng thái cái Tôi.

Từng có những minh chứng vững chắc cho luận điểm này trong một số nghiên cứu của Penfield và cộng sự. Có một vài hệ thống phân loại ở các cấp độ khác nhau, như kí ức căn cứ theo sự thực, nhưng dạng tự nhiên của kinh nghiệm tự nó ở trong những trạng thái thay đổi của tâm trí. Mỗi loại trạng thái cái Tôi có giá trị quan trọng riêng cho con người.

Eric Berne/1980 Books & NXB Dân trí

SÁCH HAY