Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Dịch Covid-19

Khả năng kháng SARS-CoV-2 của người đã khỏi Covid-19

Kết quả nghiên cứu khoa học cho thấy những người mắc Covid-19 sau khi khỏi bệnh có hệ miễn dịch khá tốt để ngăn chặn sự tái nhiễm nCoV.

Theo số liệu trên thế giới, hiện có hơn 200 triệu người đã khỏi Covid-19. Tại Việt Nam, hơn 383.000 người thuộc nhóm này. Không ít người thắc mắc liệu họ đã an toàn trước Covid-19 và khả năng tái nhiễm như thế nào.

Nguy cơ tái nhiễm của người đã mắc Covid-19 rất thấp

Khi bị nhiễm SARS-CoV-2, virus này sẽ xâm nhập vào tế bào vật chủ qua thụ thể ACE2 trên bề mặt tế bào, tạo ra nhiều loại protein suốt chu kỳ sống và sinh sản của chúng (không chỉ riêng protein S mà còn nhiều protein khác). Chúng tương tác với hàng loạt các con đường tín hiệu của tế bào. Do đó, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ bị kích hoạt toàn diện và nhận biết virus SARS-CoV-2 một cách đầy đủ hơn.

Nguoi khoi Covid-19 anh 1

Bệnh nhân Covid-19 tại TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu.

Năm 2020, một nghiên cứu được thực hiện ở Lombardy (Italy), họ quan sát những người đã nhiễm và chưa nhiễm virus SARS-CoV-2 (kiểm tra bằng xét nghiệm RT-PCR) trong cộng đồng tại làn sóng dịch đầu tiên (khoảng từ tháng 2 tới tháng 7 năm 2020). Nghiên cứu này được thực hiện trên khoảng 15.000 người, theo dõi cho đến hết ngày 28/2.

Người được coi là bị tái nhiễm khi họ ghi nhận dương tính sau hơn 90 ngày kể từ lần cuối xét nghiệm âm tính (sau khi hồi phục bệnh Covid-19). Kết quả cho thấy trong hơn 1.579 người đã bị nhiễm virus, chỉ có 5 người bị tái nhiễm (tỷ lệ 0,31%), trong đó một trường phải điều trị ở bệnh viện.

Ở nhóm người chưa bị nhiễm (13.496 người), 528 người được phát hiện bị nhiễm virus sau đó (tỷ lệ 3,9%). Kết quả nghiên cứu cho ta thấy 2 nhóm người này ở trong cùng một điều kiện, nhóm đã mắc bệnh Covid-19 xác suất xảy ra tái nhiễm là rất thấp, ít hơn khoảng 12,5 lần so với trường hợp chưa nhiễm. Bên cạnh đó, khả năng bảo vệ của miễn dịch tự nhiên này có thể kéo dài ít nhất là một năm.

Một nghiên cứu tương tự cũng đã được thực hiện ở Thụy Sĩ. Họ quan sát hai nhóm người đã nhiễm và chưa nhiễm virus tính từ đợt sóng dịch đầu tiên xảy ra (tháng 4 đến tháng 6 năm 2020). Nghiên cứu thực hiện đến hết đợt sóng thứ 2 (tháng 1/2021). Họ thấy rằng số trường hợp tái nhiễm ở nhóm người đã nhiễm là 7/498 người (tỷ lệ 1,4%). Trong khi đó, có đến 154/996 người chưa từng nhiễm (tỷ lệ 15,5%).

Ở nghiên cứu này, chúng ta thấy nguy cơ tái nhiễm của người đã bị mắc Covid-19 cũng rất thấp, ít hơn nhóm chưa nhiễm khoảng 11 lần (khá gần với con số trong nghiên cứu ở Italy). Các tác giả cũng thận trọng đưa ra nhận định là nhóm người đã bị nhiễm virus tự nhiên có khả năng kháng lại việc tái nhiễm ít nhất trong 8 tháng.

Hai nghiên cứu trên thực hiện so sánh trên nhóm người đã nhiễm và chưa nhiễm virus để thấy được xác suất người bị tái nhiễm bệnh Covid-19 là rất thấp.

Nguoi khoi Covid-19 anh 2

Một F0 hỗ trợ đưa cụ bà 72 tuổi khó thở xuống phòng cấp cứu tại Bệnh viện dã chiến huyện Bình Chánh. Ảnh: Duy Hiệu.

Tóm lại, các kết quả nghiên cứu khoa học cho đến nay cho thấy rằng những người bị nhiễm virus một cách tự nhiên (có triệu chứng hoặc không có triệu chứng) có hệ miễn dịch khá tốt để ngăn chặn sự tái nhiễm virus, ít nhất là trong 8 tháng đến một năm hoặc hơn.

Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho những người đó và cộng đồng, nhiều nước trên thế giới khuyên nên được chích vaccine Covid-19 sau 6 tháng kể từ ngày bị nhiễm bệnh. Việc này giúp đảm bảo có hệ miễn dịch kháng virus SARS-CoV-2 được kích hoạt đầy đủ.

Không khó để xác định kháng thể cho người khỏi Covid-19

Hiện nay, Việt Nam đang có kế hoạch cấp "thẻ xanh Covid-19” cho những người đã chích đủ 2 liều vaccine và khỏi bệnh Covid-19 để nới lỏng việc quản lý đi lại. Tuy nhiên, nhiều F0 tự điều trị tại nhà không báo với cơ quan y tế để thống kê, có người đã thông báo nhưng chưa được địa phương tiếp nhận thông tin. Về mặt giấy tờ, có thể họ vẫn là người chưa bệnh.

Việc xác định những người này không khó. Sau khi bị nhiễm bệnh, lượng kháng thể kháng virus trong máu những người này tồn tại rất lâu (ít nhất hơn 6 tháng). Vì vậy, việc xét nghiệm kháng thể để xác định người đã nhiễm bệnh (dù chưa khai báo) là chuyện không khó. Người dân chỉ cần đo lượng kháng thể kháng protein S, họ không cần làm xét nghiệm trung hòa virus. Việc này không tốn kém quá nhiều và có thể thực hiện nhanh chóng.

Ngoài ra, người có kết quả xét nghiệm PCR âm tính nhưng khi xét nghiệm kháng thể dương tính vẫn được tính là F0 đã khỏi bệnh.

Những trường hợp tự trên cũng cần được cấp giấy chứng nhận vì họ có độ an toàn ở mức tương tự hoặc cao hơn cả người tiêm đủ 2 liều vaccine.

Bài viết do TS Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, Mỹ, Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím, cung cấp thông tin.

Làm gì để tránh lây nhiễm khi đi tiêm vaccine Covid-19? Ngoài việc giữ khoảng cách, đeo khẩu trang, bác sĩ Trương Hữu Khanh khuyến cáo người dân khi đi tiêm vaccine Covid-19 nên thường xuyên rửa tay để tránh lây nhiễm nCoV.

Người mắc Covid-19 có nên tắm nước lạnh?

Tôi có thói quen tắm nước lạnh và đang nghi ngờ mắc Covid-19. Nếu có kết quả dương tính với nCoV, tôi có được tắm nước lạnh không?

Dịch Covid-19

Co giat mi mat canh bao benh gi? hinh anh

Co giật mí mắt cảnh báo bệnh gì?

0

Co giật mí mắt (Eye Twitching) là tình trạng mí mắt co thắt lặp đi lặp lại không kiểm soát. Co giật mí mắt có thể liên quan đến mắt nhưng cũng có thể liên quan đến dây thần kinh và các cơ trên khuôn mặt.

TS Nguyễn Hồng Vũ

Bạn có thể quan tâm