Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Kết cục bi thảm của những người săn tìm ngọc thạch

Hàng nghìn người đổ xô tới điểm nóng của ngành công nghiệp khai thác ngọc thạch tại Myanmar với hy vọng đổi đời, song phần lớn trở thành con nghiện ma túy và sống lay lắt.

3 năm
Ba năm sau ngày đến Myitkyina, thủ phủ của bang Kachin, Myanmar, Sang Aung Bau Hkum, một thiếu niên 16 tuổi, đã gặp thứ mà cậu mơ ước: một viên ngọc thạch xanh mướt. Một lái buôn Trung Quốc mua nó với khoản tiền 6.000 USD. Sang mua xe máy, điện thoại di động và đánh bạc. "Chỗ tiền còn lại đều chảy vào tĩnh mạch của tôi hết rồi. Các ông chủ Trung Quốc biết chúng tôi nghiện ma túy, nhưng họ mặc kệ, bởi họ chỉ cần ngọc thạch", Sang Aung Bau Hkum vỗ vào bắp tay trái.
3 năm sau
Các thương nhân kiểm tra ngọc thạch tại một chợ ở Madalay, thành phố lớn thứ hai tại Myanmar. Do nhu cầu ngày càng tăng của tầng lớp trung lưu Trung Quốc, ngành khai thác ngọc thạch tại Myanmar đang phát triển mạnh mẽ. Từ xưa tới nay, người Trung Quốc luôn coi ngọc là biểu tượng của sự nho nhã. Thậm chí họ còn tin ngọc có thể trừ tà. Nhiều người nghĩ sự bùng nổ của ngành công nghiệp khai thác ngọc thạch sẽ là động lực để Myanmar phát triển, song thực tế khác hẳn. Phần lớn lợi nhuận từ ngọc thạch thuộc về một số ít người - bao gồm thương nhân Trung Quốc và thủ lĩnh của lực lượng phiến quân. Họ tuồn những thùng ngọc thạch trị giá hàng tỷ USD vào lãnh thổ Trung Quốc.
k
Hoạt động buôn lậu ngọc thạch khiến chính phủ Myanmar mất khoản thuế trị giá hàng tỷ USD, trong khi phiến quân lại có thêm tiền để đầu tư cho các cuộc xung đột sắc tộc.
lh
Nghiện ma túy và nhiễm HIV là tình trạng khá phổ biến trong cộng đồng của những người tìm ngọc thạch. Họ dùng ma túy để có thể hoàn thành công việc nặng nhọc và nguy hiểm trong các hầm mỏ. "Ma túy ở đây nhiều như rau ngoài chợ", Ze Hkaung Lazum, một công nhân 27 tuổi làm việc trong khu mỏ Hpakant ở bang Kachin, khẳng định. Con nghiện phải trả 4 tới 8 USD cho mỗi liều ma túy. Công nhân ngồi chích ma túy ngay bên vệ đường là cảnh tượng khá quen thuộc đối với người dân.
Hai con nghiện bước trên đường ray sau khi chích ma túy ở bang Kachin.
Hai con nghiện bước trên đường ray sau khi chích ma túy ở bang Kachin - khu vực nằm ở phía bắc Myanmar và giáp ranh với Trung Quốc. Kachin là nơi có trữ lượng ngọc thạch lớn.
sg
Những người nghiện ma túy tắm trong một trại cai nghiện gần thành phố Myitkyina. Nhiều công nhân khai thác ngọc thạch nhận định rằng khoảng 4/5 công nhân trong khu mỏ nghiện ma túy. Trước đây, ma túy là thứ rất hiếm ở Kachin, song sự bùng nổ về số lượng công nhân khai thác ngọc thạch biến vùng đất này thành thị trường ma túy lớn.
Một trận đấu bóng của những người đàn ông trong trung tâm cai nghiện. Hành vi nghiện ma túy đã lan từ những công nhân trong mỏ ngọc thạch ra những cộng đồng dân cư xung quanh mỏ.
Một trận đấu bóng của những người đàn ông trong trung tâm cai nghiện. Hành vi nghiện ma túy đã lan từ những công nhân trong mỏ ngọc thạch ra những cộng đồng dân cư xung quanh mỏ.
Bệnh nhân cai nghiện xem tivi trong trung tâm
Bệnh nhân cai nghiện xem tivi trong trung tâm. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng buôn lậu ngọc thạch và ma túy ở Myanmar. "Các thương nhân Trung Quốc đã đặt lợi ích của họ lên trên số phận người dân địa phương", David Mathieson, nghiên cứu viên cao cấp của Tổ chức quan sát nhân quyền, bình luận.
Soe Aung, một thợ tìm ngọc thạch
Soe Aung, 24 tuổi, từng làm việc trong mỏ ngọc thạch 8 năm tại khu mỏ Hpakant ở Kachin. Anh dùng ma túy tới 6 năm trong khoảng thời gian đó.
Một cửa hàng chuyên bán đá quý từ Myanmar tại thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc.
Một cửa hàng chuyên bán đá quý từ Myanmar tại thành phố Bắc Kinh, Trung Quốc. Doanh thu hàng năm của thị trường ngọc thạch tại Trung Quốc lên tới 5 tỷ USD mỗi năm. Ngọc thạch từ Myanmar chiếm khoảng một nửa số lượng hàng hóa trên thị trường. Phần lớn nguồn tài chính để đầu tư cho các mỏ ngọc thạch ở Myanmar tới từ thương nhân Trung Quốc.

Cuộc sống dưới lòng đất của người lao động Trung Quốc

Một nhiếp ảnh gia Trung Quốc thực hiện phóng sự ảnh về cuộc sống trong các phòng trọ ở tầng hầm chung cư của gần 1 triệu lao động ngoại tỉnh ở Bắc Kinh.

Kim Ngân

Ảnh: The New York Times

Bạn có thể quan tâm