Tháng 4/2015, sinh viên Nam Phi đã phát động một phong trào nhằm thúc đẩy giới chức dỡ bỏ bức tượng Cecil Rhodes được đặt trước cổng Đại học Cape Town. Trong ảnh, nhiều sinh viên đang vui mừng khi bức tượng về nhà lãnh đạo thuộc địa người Anh được cần cẩu dỡ bỏ. Ảnh: AP. |
Hiện bức tượng này đang nằm trong kho chứa của một căn cứ quân sự tại Cape Town (Nam Phi). Zimbabwe cũng từng dỡ bỏ một bức tượng về Cecil Rhodes sau khi nước này giành độc lập vào tháng 7/1980. Ảnh: AP. |
Ngày 31/7/1980, người dân tại Rhodesia (nay là nước Zimbabwe) phá huỷ bức tượng nhà lãnh đạo Cecil Rhodes. Hành động này đánh dấu chấm hết cho 9 thập kỷ Rhodesia làm thuộc địa của nước Anh. Ảnh: AP. |
Rogue Wanga, một người bán hàng rong tại Nam Phi cho biết: "Những nhân vật này đã sát hại rất nhiều người. Chúng ta nên thay thế những bức tượng này bằng tượng của các danh nhân đấu tranh cho quyền lợi người da màu. Điều đó cho thấy người da màu đã tiến xa như thế nào". Ảnh: AP. |
Ngày 10/4/2015, bức tượng Nữ hoàng Anh Victoria nằm ngoài thư viện thành phố Port Elizabeth cũng bị đổ đầy sơn xanh. Ảnh: AP. |
Những bức tượng khắc hoạ Paul Kruger, vị lãnh đạo da trắng đầu tiên ở Nam Phi, đã châm ngòi cho nhiều cuộc biểu tình chống nạn phân biệt chủng tộc. Thành phố Pretoria phải dựng hàng rào sắt để bảo vệ bức tượng song những người phản đối vẫn viết được chữ "kẻ giết người" lên bục tượng. Ảnh: AP. |
Theo văn sĩ người Nam Phi, William Gumede, việc phá huỷ các bức tượng chỉ là bước đầu tiên trong công cuộc chống nạn phân biệt chủng tộc. "Người châu Phi phải tôn vinh những người anh hùng của họ, không chỉ là chính trị gia mà còn là các nghệ sĩ, các nhà hoạt động xã hội", ông Gumede cho biết. Ảnh: AP. |
Theo ông Gumede, chỉ kéo đổ các bức tượng liên quan đến thể chế nô lệ là không đủ. Châu Phi cần tôn vinh những đại diện tích cực trong lịch sử để cảm thấy tự hào về bản sắc riêng. Ảnh: AP. |