Ngày 21/8, siêu sao bóng đá ra mắt người hâm mộ trên YouTube với một loạt video được chuẩn bị kỹ lưỡng. Sau một tuần, anh liên tục xô đổ những kỷ lục số người đăng ký ở nền tảng. Mới nhất, kênh UR Cristiano vừa cán mốc 50 triệu người đăng ký nhanh nhất lịch sử.
Trước thành công "vô tiền khoáng hậu" của hiện tại, ít người biết Ronaldo từng có mặt trên YouTube từ rất lâu. Theo dữ liệu từ WikiTubia, diễn đàn tổng hợp về YouTuber khắp thế giới, CR7 đã lập tài khoản ở nền tảng này từ tháng 10/2005. Kênh xuất hiện chỉ 5 tháng sau khi YouTube được tạo ra, trước cả thời điểm Google mua lại website này.
Tuy nhiên, tại khoản bị “chấm dứt” vào tháng 11/2022. Không rõ động thái này là do phía Ronaldo xóa kênh hay nền tảng làm. Hiện tại, khi truy cập đường dẫn @cristianoronaldo, kết quả trả về là trang không có sẵn.
Bằng công cụ Wayback Machine, có thể dễ dàng kiểm tra được hiện trạng tài khoản trước khi biến mất. Nó có tên Cristiano Ronaldo, có dấu xác nhận chính chủ. Chỉ các tài khoản trên 100.000 người theo dõi, cung cấp giấy tờ chứng minh mới được cấp biểu tượng này.
Đến tháng 7/2022, kênh có 2,1 triệu người đăng ký, đăng tải chỉ 69 video nhưng đã ngưng hoạt động từ 2017. Những nội dung trên tài khoản chủ yếu là video quảng cáo của CR7 kết hợp cùng các nhãn hàng, dẫn lại bài từ kênh Real Madrid cùng một vài nội dung ngắn.
Một số nội dung nổi bật của kênh này như video Ronaldo tham gia thử thách Ice Bucket Challenge từ hơn 10 năm trước, thu về hàng chục triệu lượt xem.
So với tài khoản UR Cristiano mới ra mắt, kênh cũ gần như không được đầu tư, ít hoạt động. Ngoài ra, nó tồn tại đã lâu trên nền tảng, khiến khả năng tăng trưởng, được đề xuất mới thấp hơn hẳn. Vệc loại bỏ và ra mắt một tài khoản hoàn toàn mới dễ dàng tạo sự chú ý, thu hút người hâm mộ hơn.
Tài khoản Cristiano Ronaldo cũng không khác gì kênh YouTube của Messi hiện tại, chỉ đăng video quảng cáo và thu về vài triệu người đăng ký. Con số này thua kém lượng theo dõi khổng lồ của hai cầu thủ trên Instagram hay Facebook.
Mặt khác, nếu phía Ronaldo chủ động xóa kênh cũ, đây có thể là một kế hoạch chuẩn bị bài bản của đội ngũ. Vì sau khi không tìm thấy CR7 ở YouTube, người hâm mộ tò mò về lý do cầu thủ nổi tiếng không lập tài khoản. Từ đó, nhiều giả thuyết được đặt ra, bao gồm cả nghi vấn nền tảng không hỗ trợ vì sợ quá tải.
Những chiếc bẫy vô hình trên mạng xã hội
Cuốn sách Vũ trụ kĩ thuật số của giáo sư Kim Sang Kyun đã đi sâu phân tích, mổ xẻ một cách tường tận, những tác động các thiết bị thông minh, thế giới ảo và mạng xã hội trong cuộc sống hiện đại.
Hai sàn lớn nhất Trung Quốc tố nhau
Shein kiện Temu vì bán hàng giả, ăn cắp bí mật kinh doanh. Ngược lại, Temu tố Shein bịa đặt bằng chính những hành vi sai trái của mình.
Làm sao để biết điện thoại sắp bị khóa vào tháng 9?
Trước ngày cắt sóng vào 16/9, người dùng có nhiều cách kiểm tra điện thoại hỗ trợ 2G hay 4G để nhanh chóng nâng cấp.
Từ ‘Mark Zuckerberg của Nga’, CEO Telegram trở thành kẻ bị truy nã
Quan điểm về tự do ngôn luận đã giúp Pavel Durov tạo ra một trong những nền tảng lớn nhất thế giới. Song, chính sự nổi loạn cũng đẩy ông vào thế đối đầu với nhà chức trách.