Một ngày mùa đông đầy nắng năm 2016, nhà sinh vật học biển Yoshihiro Fujiwara đang neo đậu ngoài khơi bờ biển miền Trung Nhật Bản, đo những con lươn béo múp. Sau đó, một tiếng hét lớn bất ngờ vang vọng trên tàu. Thủy thủ đoàn của tàu Shonan Maru vừa bắt được một con cá lớn, trông rất kỳ dị.
Họ kéo con cá lên và nó lớn đến mức tất cả cảm tưởng rằng đó là loài “hóa thạch sống" huyền thoại chỉ có ở châu Phi và Indonesia.
"Wow! Chúng tôi bắt được một con cá vây tay quý hiếm", họ nói đùa.
Chuyên môn của ông Fujiwara là nghiên cứu về cộng đồng "kình lạc". Đây là thuật ngữ chỉ việc khi cá voi chết đi, xác cá rơi xuống đáy biển, và trở thành thức ăn cho sinh vật biển sâu.
“Thật là thú vị. Đây là một vịnh được nghiên cứu rất kỹ”, ông Fujiwara chia sẻ với CBS News.
Chưa ai từng biết về loài cá này trước đây
Từ thế kỷ 19, các nhà nghiên cứu đã xây dựng một nguyên tắc phân loại các mẫu vật từ vịnh Suruga, vịnh sâu nhất Nhật Bản.
Khu vực này cũng là một trong những nơi được đánh bắt nhiều nhất trên thế giới. Ông Fujiwara cho rằng có thể đã có người phát hiện ra sinh vật khổng lồ này trước đây. Tuy nhiên, ngược với phán đoán của ông, chưa một ai từng biết đến sự tồn tại của loài cá này.
Ông Fujiwara và nhóm của ông từ Cơ quan Khoa học và Công nghệ Biển - Trái đất Nhật Bản (JAMSTEC) đã kiểm tra chéo các sách tham khảo và tham khảo ý kiến của các đồng nghiệp trên khắp thế giới. Cuối cùng, họ đưa ra kết luận rằng sinh vật có hình ngọn giáo, màu tím từ dưới vực sâu và là phát hiện vô cùng mới mẻ.
Năm 2016, ba mẫu vật của con cá quái vật đã được lấy ra. Chúng được bảo quản kỹ lưỡng trong phòng thí nghiệm để phục vụ nghiên cứu sau này.
Kết quả quét CT và phân tích gen đã xác định loài cá này thuộc họ Alepocephalid. Đây một loài sống ở biển sâu và có mặt khắp nơi trên thế giới. Chúng còn được biết đến với tên gọi "slickhead” do đầu và nắp mang không có vảy.
Tuy nhiên, không giống như những họ hàng của mình, loài cá này có sức nặng hơn cả, và ngang cân nặng của một đứa trẻ.
Ông Fujiwara và nhóm của ông quyết định đặt tên cho loài mới là "Yokozuna slickhead". Yokozuna là thứ hạng cao nhất của sumo. Nhóm ông lấy tên này vì cho rằng loài cá này to nhất trong họ cá slickhead.
"Tôi không thể tin vào mắt mình", nhà sinh vật học Jan Yde Poulsen, một cộng sự nghiên cứu của Bảo tàng Australia và là người có chuyên môn về slickhead, nói với CBS News từ phòng nghiên cứu của ông ở Đan Mạch.
Ông Poulsen, đồng tác giả một bài báo với nhóm JAMSTEC về "Yokozuna slickhead" vào tháng 1, cũng hoài nghi về sự tồn tại của loài cá khi nhận được bức ảnh đầu tiên từ nhóm của ông Fujiwara.
“Đó là một bức ảnh rất nhiễu hạt, gần giống như bức ảnh chụp quái vật hồ Loch Ness. Việc tìm thấy một loài mới nặng 25 kg rất khó để có thể tin được”, ông Poulsen chia sẻ.
Loài cá có sức khoẻ vô địch
Dù sống ở vùng biển sâu, môi trường sống tối đen như mực, con slickhead không chỉ lớn mà còn rất khỏe. Kiểm tra DNA trong dạ dày của con cá khổng lồ cho thấy nó ăn nhiều loài cá khác.
Không giống như 100 loài slickhead khác được biết đến trên thế giới, "Yokozuna" là một vận động viên bơi lội cường tráng. Chúng có thể bơi và săn thức ăn ở độ sâu gần 2.600 m dưới đáy biển.
Miệng của loài slickhead chứa nhiều hàng răng hệt như một quái vật đến từ hành tinh khác. Nhóm của ông Fujiwara đã đếm số lượng răng nanh dày đặc của chúng. Kết luận không chính thức của họ là yokozuna có khoảng 80 đến 100 chiếc răng trong một hàm.
Kết quả của nghiên cứu các thuộc tính vật lý và phân tích sinh hóa đưa ra rằng loài cá "Yokozuna" là một kẻ săn mồi tuyệt đỉnh. Chúng được coi là phiên bản của sư tử hoặc cá voi sát thủ dưới biển sâu.
Ông Fujiwara nói: “Chúng tôi đã lặn ở nhiều nơi và nhiều lần trên khắp thế giới nhưng hiếm khi thấy kẻ săn mồi tuyệt đỉnh như vậy".
Ông cho biết, cơ quan hàng hải sở hữu một loạt tàu lặn phức tạp và các phương tiện thám hiểm biển sâu khác. "Nhưng chúng rất ồn và sử dụng ánh sáng chói. Hầu hết động vật săn mồi hàng đầu đều rất nhạy bén, vì vậy có thể dễ dàng trốn thoát khỏi tàu lặn của chúng tôi".
Nhóm của ông xác định rằng việc triển khai các dây câu cá biển siêu dài (đủ dài để chạm đến đáy đại dương và được trang bị hàng trăm lưỡi câu bằng mồi cá thu) sẽ hiệu quả hơn. Tuy nhiên, cách làm này tốn nhiều thời gian. Phải mất tới bốn giờ để triển khai những dây câu cực dài này.
Hàng năm, hàng trăm loài cá mới được phát hiện. Vùng biển sâu khó tiếp cận vẫn còn chứa nhiều bí ẩn.
"Chúng tôi không ai biết rằng có những gì ở dưới đó", ông Fujiwara nói.
Quá trình giết cá voi gây sốc ở Nhật Bản
Đoạn video 20 phút ghi lại cảnh ngư dân Nhật giết một con cá voi minke, bằng cách dìm nó dưới nước cho đến khi chết ngạt, khiến các nhà hoạt động bức xúc.
Ngư dân Nhật Bản giết cá voi mắc lưới bằng lao gắn thuốc nổ
Các nhà hoạt động vì quyền động vật đã lên án gay gắt những ngư dân giết con cá voi mắc lưới và cho rằng họ chỉ thực hiện lời hứa một cách nửa vời.
Warasubo có thể không quá ngon nhưng bề ngoài của nó lại mang sức thu hút đặc biệt với khách du lịch.