Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

IS có thể chịu thiệt hại từ chính sách thuế

Tính chất phức tạp của một hệ thống thuế, thứ mà tổ chức Hồi giáo tự xưng (IS) đang áp đặt lên người dân ở Iraq và Syria, có thể là đòn tấn công trực tiếp đến nguồn thu của chúng.

Liên quân do Mỹ dẫn đầu đã thực hiện nhiều cuộc không kích nhằm tiêu diệt phiến quân ở Iraq và Syria. Ảnh: Reuters
Liên quân do Mỹ dẫn đầu đã thực hiện nhiều cuộc không kích nhằm tiêu diệt phiến quân ở Iraq và Syria. Ảnh: Reuters

Sau khủng bố ở Paris, các cuộc không kích của Mỹ phá hủy hơn 100 xe chở dầu ở khu vực miền đông Syria, nơi Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) đang nắm quyền kiểm soát.

Những cuộc tấn công này không chỉ nhằm tiêu diệt phiến quân, mà còn làm tê liệt cơ sở hạ tầng và nguồn thu của tổ chức khủng bố, khi IS công bố kiếm được 500 triệu USD một năm từ việc buôn bán dầu bất hợp pháp.

Kiểm soát bằng thuế

Theo báo cáo mới đây của New York Times, nguồn thu của tổ chức này đã tăng gần gấp đôi mỗi năm nhờ bán các thứ thiết yếu như điện, nước và đánh thuế người dân sống trong khu vực kiểm soát ở Syria và Iraq. Các nguồn này có thể giúp chúng duy trì hoạt động khi bị ngăn chặn nguồn thu bên ngoài.

Phạm vi lãnh thổ và dân số do IS kiểm soát liên tục thay đổi và đang là vấn đề gây tranh cãi. Theo ước tính, IS nắm giữ khu vực tương đương diện tích của Bỉ, đồng thời kiểm soát nhiều cơ sở hạ tầng và thành phố. Dân số ở đây khoảng 7-8 triệu người, tương đương với dân số Washington.

Tổ chức khủng bố hiện thu lợi khoảng 1 tỷ USD mỗi năm, trong khi các quốc gia có diện tích tương đương khu vực chúng chiếm đóng thu về khoảng 16 tỷ USD

IS che giấu một số loại thuế dưới bức màn tôn giáo và gọi là "zakat", một nghĩa vụ được mô tả trong kinh Koran. Theo đó, người Hồi giáo phải đóng 2,5% tài sản để giúp đỡ người nghèo. Động thái trên gợi nhắc đến đề xuất đóng thuế thập phân của ứng viên tranh cử tổng thống Ben Carson. 

Tuy nhiên, khác với Carson, người đề xuất mô hình phân bổ nhằm giảm gánh nặng thuế, nhóm cực đoan tuyên bố rằng thuế chính là zakat. Một số quốc gia Hồi giáo hiện đại như Saudi Arabia, Malaysia và Pakistan thu zakat và sử dụng quỹ cho các chương trình xã hội, tuy nhiên phiến quân áp dụng cách này cho mục đích riêng và nâng tỷ lệ lên 10%. 

Việc bóp méo mục đích của zakat có thể lừa gạt nhiều đối tượng, đồng thời hủy hoại tính xác thực của tuyên bố tôn giáo mà nhờ đó có thể thu hút được một số nhân vật quyền lực. 

Các tay súng cực đoan chiếm giữ nhiều khu vực ở Raqqa, Syria. Ảnh: Reuters
Các tay súng cực đoan chiếm giữ nhiều khu vực ở Raqqa, Syria. Ảnh: Reuters

Khủng hoảng

Báo cáo của Times cho hay, thuế của tổ chức này hiện nay nặng đến mức ngay cả những người sẵn sàng chịu đựng chủ nghĩa tôn giáo cực đoan cũng phải chạy trốn khỏi Syria và Iraq. Thực trạng này có thể đe dọa nguồn thu của IS.

Bên cạnh nhiều khoản thuế, phiến quân còn thu một phần lợi nhuận từ vụ thu hoạch, chăn nuôi gia súc hay hàng tồn kho. Người mắc vi phạm như mặc trang phục không phù hợp phải nộp mức phạt tương đương một gram vàng, có thể trả bằng tiền mặt đang lưu hành. 

Nhóm cực đoan còn ngang nhiên áp thuế nhập khẩu với người muốn vào lãnh thổ để buôn bán. Loại thuế này tương đối dễ áp đặt, nhưng vẫn cần cơ chế kiểm soát và hạn chế trường hợp lính gác bị mua chuộc. Để làm được điều đó, chúng phải phát triển một hệ thống theo dõi người thu thuế và người nộp thuế.

Mới đây, IS đăng quảng cáo với nội dung nhấn mạnh vai trò của thuế và thể hiện tham vọng thành lập nhà nước riêng.

Theo Slate, một chính phủ có thể rơi vào khủng hoảng vì chính sách thuế. IS cũng phải đối mặt với những thách thức tương tự. Các tay súng có thể thể thể hiện sự hung hãn trên chiến trường, nhưng không tránh khỏi thế khó vì tính chất phức tạp của thuế như bất kỳ quốc gia nào trên thế giới.

Nhóm khủng bố có thể chống chọi với các nỗ lực cắt giảm nguồn tiền bên ngoài của phương Tây, nhưng không rõ chúng sẽ làm gì để củng cố thu nhập nội bộ. Quan trọng hơn, điều đó có thể khiến chúng chịu thiệt hại nặng nề hơn so với những gì mà các lực lượng bên ngoài có thể thực hiện. 


Lộ tài liệu về cách IS xây dựng nhà nước

Tài liệu cho thấy tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng phác thảo sơ bộ cấu trúc của một quốc gia Hồi giáo, với đầy đủ cơ quan dân sự, chính phủ vùng và các cấp kiểm soát kinh tế.



Hoàng Anh

Bạn có thể quan tâm