Vào thời điểm năm 2005, trong khuôn viên tòa nhà của Google ở Mountain View, California, nhóm phát triển Android đang bí mật phát triển hệ điều hành di động. Những kỹ sư của Google mang trong mình tham vọng làm một cuộc cách mạng thay đổi thị trường điện thoại di động.
Tiếp đó, vào năm 2007, những kỹ sư của Google làm việc 60h thậm chí là 80 giờ/tuần trong vòng 15 tháng cho các bản thử nghiệm của Android. Về bản quyền phần mềm, các nhân viên của Google đi khắp nơi trên thế giới để tìm các nhà cung cấp linh kiện và các nhà sản xuất. Với cường độ làm việc như vậy, Google đã có kế hoạch cho ra mắt chiếc điện thoại chạy Android đầu tiên vào cuối năm 2007, cho đến khi Steve Jobs lên sân khấu công bố chiếc iPhone đầu tiên.
Steve Jobs và chiếc iPhone đầu tiên ra đời đã làm thay đổi cuộc cách mạng smartphone. |
Phản ứng đầu tiên của một trong kỹ sư trong nhóm phát triển Android về chiếc điện thoại Android đó là: “Đứng ở vị trí của người tiêu dùng thì tôi muốn có ngay lập tức một chiếc iPhone. Nhưng ở vị trí là một kỹ sư của Google tôi hiểu rằng, nhóm phát triển Android của chúng tôi phải bắt đầu mọi thứ lại từ đầu” Chris DeSalvo chia sẻ.
Đối với Apple đây là sự kiện đáng ăn mừng của hãng. Một lần nữa, Steve Jobs lại làm được một điều mà cả thế giới không tưởng tượng được. Bốn năm trước, ông cũng đã là người làm thay đổi nền công nghiệp âm nhạc với iTunes. Và bây giờ, ông có thể coi là người đặt nền móng cho các nền tảng di động thông minh. Nhưng với Google, thành công của Steve Jobs như một đòn chí mạng vào yếu huyệt của mình.
Nhìn lại toàn cảnh ngành công nghiệp điện thoại di động vào năm 2005 là một bóng đen bao phủ, công nghiệp phần mềm trên điện thoại như một mớ hỗn độn, băng thông không đủ cho người dùng lướt web trên di động, điện thoại di động đi theo lối mòn của các ông lớn. Nhưng vấn đề lớn nhất mà Jobs cũng như Google đã nhận ra đó là, ngành công nghiệp ấy được cai trị bởi một nhóm độc quyền, lợi ích nhóm được chia đều cho các nhà mạng và các nhà sản xuất.
Một giám đốc điều hành của Google vào thời điểm đó đã chia sẻ rằng hãng đã làm việc với nhà mạng lớn nhất Châu Âu - Vodafone để Google trở thành công cụ tìm kiếm trên các điện thoại họ bán ra, nhưng kết quả không được như mong đợi khi Vodafone coi Google là một cái gì đó không đáng lưu tâm như các công cụ tìm kiếm khác (Bing, Yahoo,…). Bên cạnh đó, trình duyệt web trên di động lúc này còn quá nghèo nàn. Các nhà mạng ở thời điểm đó ngây thơ nghĩ rằng, họ có thể cung cấp mọi dịch vụ cho khách hàng trong “một khu vườn với tường rào bao quanh” và thu về lợi nhuân tối đa.
Ngoài ra, các nhà phát triển ứng dụng không thực sự mặn mà với thị trường di động. Bởi nhà mạng và các hãng sản xuất tự đưa ra những luật ‘rừng’ và xử ép với các nhà phát triển cũng như không có một chuẩn chung của ngành công nghiệp di động. Một ví dụ đơn giản đó là, một phầm mềm viết cho điện thoại Samsung thường sẽ không chạy được trên các máy do Motorola sản xuất cũng như trên các dòng máy Symbian của Nokia. Và ngay cả trong những chiếc Symbian của Nokia cũng có nhiều khác biệt với từng phiên bản. So sánh với thời điểm hiện tại với ba nền tảng di động chủ đạo, các nhà phát triển chỉ cần phát triển ba phiên bản cho ba nền tảng nhưng ở thời điểm đó 100 chiếc điện thoại đồng nghĩa 100 phiên bản phần mềm khác nhau.
Chiếc T-Mobile G1 do HTC sản xuất sau đó vẫn mang bàn phím QWERTY. |
Google đã tìm ra tiềm năng của thị trường các thiết bị di động, với đội ngũ các nhà phân tích của mình, Google biết rõ đối thủ của hãng trên thị trường đó là Microsoft với nền tảng WindowPhone (Windows CE). Chính vì thế hãng rất cẩn thận trong việc phát triển Android, để nó là một hệ điều hành hoàn hảo, đối trọng lại được với WindowPhone.
Những nguy hiểm tiềm tàng mà Google nhận định không phải là không có cơ sở, lật lại lịch sử, đó là cách Microsoft đã giết chết Netscape chiến lược Internet Explore trong thập niên 90 của thể kỷ trước (Microsoft gói Internet Explorer vào sản phẩm Window để giết chết Netscape Navigator). Khi Microsoft bán Window kèm với Internet Explorer thì Netscape Nevigator không thể cạnh tranh lại vì tuyệt đại đa số những người dùng P.C. thì đều mua Window của Microsoft cả, và vì thế đều bị ép phải mua Internet Explorer (mặcdù về danh nghĩa thì nó “miễn phí”). Thủ đoạn này cũng là thủ đoạn bất hợp pháp. Vụ việc của Microsoft vì thế bị đưa ra tòa án Liên bang)
Vào cái ngày Jobs giới thiệu trước iPhone đầu tiên cho cả thế giới, Giám đốc phụ trách mảng Android của Google - Andy Rubin, đang trên đường đi gặp các nhà sản xuất thiết bị cầm tay. Cuộc gặp đó đã không diễn ra ngay sau khi Andy biết về sự kiện đó. Ông nói với đồng nghiệp của mình rằng, Android cần phải có thêm thời gian để hoàn thiện.
Với khoảng thời gian hai năm nghiên cứu, nhóm Android đã tạo ra một chiếc điện thoại có tên là Sooner, nó được đánh giá có phần mềm mang tính cách mạng hơn chiếc iPhone đầu tiên. Ngoài việc có một trình duyệt Internet phù hợp cho thiết bị di động nó còn chạy các ứng dụng web tuyệt vời của Google như Google Sreach, Google Map, Youtube,… không chỉ được thiết riêng cho Sooner, nó được thiết kế cho bất cứ thiết bị cầm tay nào chạy Android. Nó cho phép các ứng dụng chạy đa nhiệm trơn tru, dễ dàng kết nối với cửa hàng trực tuyến của Google. Ngược lại, nhóm cho rằng iPhone bị lệ thuộc quá nhiều vào iTunes, cũng như không chạy được nhiều ứng dụng cùng một lúc và đặc biệt Apple không có cửa hàng ứng dụng riêng cho thiết bị di động của mình.
Sooner, một thiết kế thô kệch chạy Android. |
Tuy nhiên, về thiết kế Sooner rất thô kệch, với thiết kế mang âm hưởng đặc trưng của các thiết bị BlackBerry, một màn hình nhỏ với bàn phím QWERTY. Andy cùng nhóm Android của mình với HTC và T-Mobile tin rằng người dùng sẽ quan tâm đến phần mềm hoàn thiện hơn là vẻ ngoài của nó. Triết lý giống với tục ngữ “tốt gỗ hơn tốt nước sơn”.
Ngược lại, iPhone với iPhone OS 1.0 đầy thiếu sót nhưng với một vẻ ngoài bắt mắt đã tạo ra những cách tương tác điện thoại hoàn toàn mới - cách mà các kỹ sư của Android không nghĩ ra hoặc cho rằng nó quá mạo hiểm. Bằng cách tạo ra bàn phím ảo thay cho bàn phím vật lý đã giúp Apple có được một màn hình cảm ứng lớn, mọi ứng dụng được thiết lập với các dãy phím ảo. Nút Play, Stop, Pause chỉ xuất hiện khi bạn nghe nhạc hoặc xem video. Khi bạn gõ một địa chỉ web vào trình duyệt, bàn phím xuất hiện, nhưng nó biến mất ngay sau khi bạn ấn enter. Với việc từ bỏ bàn phím vật lý trên điện thoại đã giúp iPhone có được màn hình lớn hơn gấp hai lần so với các thiết bị xuất hiện trên thị trường.
Andy và nhóm của mình cùng nhiều người khác không thể nghĩ rằng người dùng có thể gõ trên màn hình mà không có sự phản hồi xúc giác như bàn phím vật lý. Đó là lý do tại sao mà hai năm sau đó chiếc Android đầu tiên – G1 của T-Mobile từ HTC có bàn phím trượt ngang. Cuối cùng Andy cũng phải thừa nhận rằng ông đã đánh giá quá thấp Steve Jobs. Ethan Beard, một trong những giám đốc phát triển kinh doanh Android đã nói “Chúng tôi biết rằng Jobs sẽ công bố một chiếc điện thoại, chỉ là không ngờ chiếc điện thoại đó hoàn hảo đến thế”. Trong vài tuần sau đó, đội ngũ phát triển Android đã thay đổi hoàn toàn chiếc lược và mục tiêu phát triển của mình. Một điện thoại có màn hình cảm ứng với mã là Dream, là trọng tâm phát triển của hãng.
Với những gì được tiết lộ, không gì có thể nghi ngờ về cuộc cách mạng trên các thiết bị cầm tay được đánh dấu bằng việc Steve Job cho ra mắt chiếc iPhone thế hệ đầu tiên. Với sự kiện đó, Jobs đã xoay chuyển hoàn toàn cục diện của ngành công nghiệp điện thoại và đưa Apple trở thành một trong mười thương hiệu đắt giá nhất thế giới trong những năm gần đây.