Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

ILO dự báo việc làm của khu vực ASEAN sẽ phục hồi chậm

Theo một nghiên cứu mới của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) dự báo thời giờ làm việc tại khu vực ASEAN chỉ có thể phục hồi phần nào trong năm 2021 và 2022.

Báo cáo "Covid-19 và thị trường lao động ASEAN: Tác động và phản ứng chính sách" nhấn mạnh những tác động nặng nề mà đại dịch Covid-19 gây nên đối với các nền kinh tế ASEAN.

Xét đến các biện pháp hạn chế di chuyển được áp dụng, tiến độ tiêm vaccine và tốc độ phục hồi của nền kinh tế, không có kịch bản nào đưa ra dự báo rằng số giờ làm việc sẽ được phục hồi hoàn toàn vào năm 2022.

Năm 2021, theo tính toán, so với thời điểm trước đại dịch, ASEAN sẽ phải chịu mức tổn thất thời giờ làm việc là 7,4% đối với kịch bản cơ sở, 7% đối với kịch bản lạc quan và 7,9% đối với kịch bản tiêu cực.

Mức tổn thất thời giờ làm việc của khu vực trong quý I và quý II lần lượt là 6,1% và 6,2% (so với quý IV/2019). Dự báo làn sóng dịch Covid-19 sẽ khiến điều kiện thị trường lao động nửa cuối năm 2021 còn trở nên tệ hơn nữa.

ILO anh 1

Năm 2020, số lượng người lao động có việc làm trong khu vực ASEAN thấp hơn 10,6 triệu người so với kịch bản nếu đại dịch không xảy ra. Ảnh: Hoàng Hà.

“Cuộc khủng hoảng đã làm lộ rõ những mảng dễ bị tổn thương của các nền kinh tế và thị trường lao động trong khu vực. Tình hình này có thể còn tiếp tục kéo dài thêm một thời gian nữa. Vấn đề cấp bách là các nước ASEAN phải đẩy nhanh những chính sách và chương trình giúp tăng cường khả năng chống chịu của doanh nghiệp, người lao động và các hộ gia đình, đồng thời tạo nền tảng vững chắc hơn đối với việc làm thỏa đáng cho mọi người”, bà Chihoko Asada Miyakawa, Giám đốc ILO Khu vực Châu Á và Thái Bình Dương, nhận xét.

Báo cáo tóm tắt nêu rõ trong năm 2020, số lượng người lao động có việc làm trong khu vực thấp hơn 10,6 triệu người so với kịch bản nếu đại dịch không xảy ra.

Mức tổn thất thời giờ làm việc của khu vực ghi nhận trong năm 2020 là 8,4%, tương đương với thời giờ làm việc của khoảng 24 triệu lao động toàn thời gian. Thu nhập cũng giảm 7,8%.

Doanh nghiệp nước ngoài hy vọng vừa chống dịch, vừa duy trì sản xuất

Các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam nhận định không dễ dàng để vừa chống dịch, vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, nhưng cần nỗ lực đạt 2 mục tiêu này.

Công nhân nữ Trung Quốc bị vắt kiệt sức lao động với mức lương bèo bọt

Ngày càng nhiều lao động nữ Trung Quốc làm các công việc nặng nhọc vốn thường dành cho cánh đàn ông. Lương của họ thấp hơn 20%, thậm chí 50% so với nam giới.

Thảo Phương

Bạn có thể quan tâm