Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

TL;DR

Huawei tung 'lá bài' chiến lược

Với số vốn khởi điểm 3.300 USD, Huawei lớn mạnh thần tốc trong 3 thập kỷ. Để trở thành nhà sản xuất thiết bị viễn thông hàng đầu thế giới, hãng đưa ra những chiến lược độc đáo.

Huawei anh 1

Chịu ảnh hưởng từ tác động bên ngoài hơn 2 năm qua, Huawei tiếp tục tung “lá bài chiến lược” mới để vượt qua khó khăn.

Tạo giá trị cho khách hàng - kim chỉ nam cho mọi hoạt động

Huawei được thành lập năm 1987 tại Thâm Quyến, Trung Quốc, tiền thân là công ty cung cấp thiết bị viễn thông. Lúc đó, nhà sáng lập Nhậm Chính Phi 44 tuổi, cùng 5 người bạn biến công ty nội địa nhỏ bé trở thành tập đoàn sản xuất smartphone và thiết bị viễn thông toàn cầu. Đến nay, Huawei đạt doanh thu 100 tỷ USD/năm và quy mô hơn 194.000 nhân viên trên toàn thế giới.

Khi được hỏi về triết học quản trị làm nên thành công của Huawei, ông Nhậm Chính Phi nhận định: “Nếu nói Huawei có triết học thì đó là triết lý lấy khách hàng làm trung tâm, tạo ra giá trị cho họ. Tiền nằm trong túi khách và chỉ có một cách để họ đưa cho bạn - dịch vụ và hàng hóa tốt”.

Huawei anh 2

Ông Nhậm Chính Phi - Nhà sáng lập Huawei.

Các sản phẩm của Huawei đang phục vụ hơn 3 tỷ người tại 170 quốc gia - từ thành phố lớn, vùng nông thôn đến những khu vực hiểm trở nhất. Vì khách hàng, cũng như hướng đến sự phát triển của ngành ICT, đội ngũ Huawei không bao giờ dừng bước trước những thử thách gian khó.

Các “chiến binh” Huawei từng hành quân dài ngày giữa cái lạnh khắc nghiệt, độ cao chót vót để lắp đặt thành công trạm gốc ở đỉnh Everest cao 6.500 m. Khi bệnh sốt rét hoành hành tại châu Phi, nhân viên Huawei luôn túc trực để hoàn thành nhiệm vụ kết nối viễn thông.

Sản phẩm Huawei đang phục vụ hơn 3 tỷ người tại 170 quốc gia - từ thành phố lớn, nông thôn đến khu vực hiểm trở nhất.

Thời điểm thảm hoạ, thiên tai như động đất ở Nhật Bản hay sóng thần tại Indonesia xảy đến, người dân địa phương chứng kiến sự cống hiến quên mình của đội ngũ Huawei khi cố gắng khắc phục sự cố, sữa chữa các trạm gốc để giữ kết nối ổn định.

Vì sự tận tâm tận lực với khách hàng, Huawei nhận được nhiều cảm tình tại thị trường nước ngoài, kéo theo kết quả kinh doanh ấn tượng. Chính phủ Nhật Bản từng đánh giá “Huawei là một công ty Nhật Bản” khi chứng kiến hành động quả cảm của các nhân viên. Họ có mặt ngay sau động đất để hỗ trợ cuộc sống của người dân địa phương.

Nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn, Huawei xác định chiến lược đầu tư cho R&D là hành trình bền vững để tạo nên những sản phẩm đột phá. Nhiều năm qua, hãng trích 10-15% doanh thu, tương đương 15-20 tỷ USD để đầu tư vào R&D. Riêng năm 2021, Huawei chi đến 22,4% (tương đương 22,4 tỷ USD) cho R&D và trở thành top 2 công ty chi mạnh nhất cho R&D trên toàn cầu (theo bảng xếp hạng của EU).

Bỏ xa đối thủ với tầm nhìn tính bằng thập kỷ

Trong ba thập kỷ phát triển, Huawei chứng minh bản lĩnh với thế giới như “người đi trước thời đại”. Ông Eric Xu - Chủ tịch luân phiên của Huawei - từng nhận định đây là bí mật dẫn đến thành công: “Nếu các đối thủ có được tầm nhìn dài hạn như vậy thì chúng tôi không thể vượt qua”.

Trong cuộc trò chuyện với báo giới năm 2019, ông Nhậm Chính Phi nhận định “chu kỳ của công nghệ mới trở nên ngắn hơn”. Theo ông, nhìn về quá khứ, các nhà khoa học phải trải qua 50, 60 năm mới phát hiện các phương trình hữu ích. Ngày nay, điều đó là không thể bởi quá trình phải được rút ngắn.

“Nếu chờ đợi sự phân công lao động, không tham gia vào nghiên cứu cơ bản, chúng ta có thể bị tụt hậu so với thời đại”, ông nói.

Cuộc chơi trong ngành xe hơi cũng cho thấy tầm nhìn xa của Huawei. Từ năm 2012, ông Eric Xu đã làm việc với các chủ tịch và CEO của tất cả nhà sản xuất ôtô OEM lớn ở Trung Quốc; giám đốc điều hành của nhà sản xuất ôtô Đức và Nhật Bản. Trong quá trình này, ông nhận thấy ngành công nghiệp ôtô cần Huawei.

Ngành ôtô thông minh không cần thương hiệu Huawei nhưng cần chuyên môn ICT của chúng tôi để xây dựng phương tiện định hướng tương lai.

Ông Eric Xu - Chủ tịch luân phiên của Huawei

Từ nhận định này, Huawei đầu tư vào lĩnh vực linh kiện ôtô thông minh bởi nhìn thấy cơ hội chiến lược lâu dài. Chỉ riêng năm 2021, hãng đầu tư 1 tỷ USD để phát triển các giải pháp ôtô thông minh. 5.000 nhân viên của tập đoàn cũng tham gia vào hoạt động R&D.

“Ngành này không cần thương hiệu Huawei nhưng cần chuyên môn ICT của chúng tôi để xây dựng phương tiện định hướng tương lai”, ông Eric Xu nhấn mạnh.

Từ đầu năm 2021, Huawei khiến thị trường xe hơi thêm sôi động với màn ra mắt các dòng xe điện mới.

Khó khăn chồng chất sau nhiều năm đối mặt với lệnh cấm từ Mỹ đang dần được tập đoàn hóa giải bởi các “lá bài” chiến lược mới. Điển hình tại sự kiện Huawei Connect 2022 tổ chức tại Bangkok, Thái Lan, ông Ken Hu - Chủ tịch luân phiên của Huawei - công bố về thành tựu mới của hãng trong việc tìm kiếm và phát triển thuốc tại Bệnh viện liên kết đầu tiên của Đại học Giao thông Tây An (Trung Quốc), nhờ sự hỗ trợ của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).

Đây là dự án do TS Liu Bing của Bệnh viện liên kết đầu tiên của Đại học Giao thông Tây An phát triển. TS Liu Bing dẫn dắt nhóm nghiên cứu tiến hành sàng lọc các phân tử từ DrugSpaceX, được cung cấp bởi nền tảng Mô hình Phân tử Thuốc Pangu. DrugSpaceX là cơ sở dữ liệu quy mô lớn gồm hàng tỷ phân tử nhỏ dễ dàng tổng hợp. Sức mạnh tính toán siêu cao được cung cấp bởi Huawei Cloud hỗ trợ cải thiện hiệu quả sàng lọc thuốc gấp 10 lần.

Drug X là thuốc siêu kháng khuẩn được phát triển với sự hỗ trợ của Huawei Cloud AI-Aided Drug Design Services, cung cấp bởi Mô hình Phân tử Thuốc Pangu. Dữ liệu thực nghiệm cho thấy so với các loại thuốc kháng khuẩn hiện có, X có hiệu quả gấp 10 lần trong việc chữa bệnh nhiễm trùng, với nồng độ thuốc thấp hơn 90%, độc tính và tác dụng phụ ít hơn 95%.

Loại thuốc mới này hoạt động dựa trên nguyên tắc nhắm mục tiêu các protein giống như histone (liên kết với DNA) từ HU (protein liên kết với RNA liên quan đến các quá trình sinh học đa dạng) để ức chế sự sao chép DNA của vi khuẩn. Loại thuốc này đang được xin sử dụng thuốc thử nghiệm mới (IND).

Huawei anh 3

TS Liu Bing và nhóm nghiên cứu tại Bệnh viện liên kết đầu tiên của Đại học Giao thông Tây An.

Điều đặc biệt trong dự án của Huawei là Mô hình Phân tử Thuốc Pangu giúp rút ngắn thời gian nghiên cứu các hợp chất chì (hợp chất hóa học dùng để điều trị bệnh và có thể phát triển thành loại thuốc mới) từ vài năm xuống còn một tháng và cắt giảm 70% chi phí nghiên cứu. Điều này góp phần “cách mạng hóa” hiệu quả quá trình R&D của các loại thuốc mới, thường sẽ cần hơn 1 tỷ USD đầu tư và 10 năm để đưa ra thị trường.

Huawei cho biết đã nộp đơn xin cấp bằng sáng chế cho loại thuốc siêu kháng khuẩn được cung cấp bởi Mô hình Phân tử Thuốc Pangu tại nhiều quốc gia. Trong gần 40 năm, đây là loại thuốc kháng sinh mới trên thế giới với protein mục tiêu. Cũng theo Huawei, loại thuốc này có tiềm năng giúp giải quyết tình trạng kháng kháng sinh (AMR).

Giang Chi Anh

Bạn có thể quan tâm